Sau đại dịch, toàn cầu hóa sẽ bị ăn mòn và trật tự thế giới mới có thể xuất hiện

Thứ bảy, 16/10/2021 19:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ việc Trung Quốc cân nhắc cam kết từ bỏ than đá cho đến việc “vua gà” nước Anh kêu gọi đưa sản xuất trở về nhà, đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy các quốc gia trở lại chủ nghĩa dân tộc và chế độ chuyên quyền.

Chủ nghĩa Autarky

Vào tháng 01/2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố với các nhà đầu tư và giới tiên phong trên thế giới rằng Trung Quốc sẽ là nhà vô địch về toàn cầu hóa. Trung Quốc đặt tham vọng hướng tới vị trí lãnh đạo kinh tế toàn cầu vào thời điểm đó, khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang có xu thế chủ nghĩa dân tộc.

sau dai dich toan cau hoa se bi an mon va trat tu the gioi moi co the xuat hien hinh 1

Các ống khói tỏa ra từ nhà máy điện ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Cam kết mới của Bắc Kinh đối với than đá có thể ảnh hưởng đến các thỏa thuận toàn cầu về khí hậu - Ảnh: Getty

Gần 5 năm sau, một trật tự thế giới mới dường như đã xuất hiện, nhưng đó không phải là điều mà Trung Quốc và những người khác ở Davos ngày hôm đó đã nghĩ đến.

Thay vì tiếp tục đẩy mạnh toàn cầu hóa và phát triển thương mại tự do, thế giới đang hướng đến chủ nghĩa chuyên quyền về tự cung tự cấp. Đại dịch Covid-19 là một nguyên nhân. Nó khiến kinh tế thế giới sụp đổ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, những cú sốc nguồn cung sau đại dịch đã khiến các quốc gia thay đổi kế hoạch kinh tế, cũng như ngờ vực nhau hơn.

Autarky là một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tự lực cánh sinh” và được dùng phổ biến chỉ chủ nghĩa kinh tế dân tộc vào thế kỷ 19. Nó đã tạo ra một mô hình kinh tế theo kiểu Liên Xô cũ, khi đóng cửa thương mại với bên ngoài. Sự thôi thúc của chủ nghĩa dân tộc đối với sự tự cung tự cấp cũng từng lôi cuốn Hitler. Nó cũng phát triển mạnh mẽ trong thế giới sau thế chiến thứ II tại châu Phi, giờ còn sót lại một ví dụ là Triều Tiên.

Đã có một số dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa dân tộc đang trở lại mạnh mẽ trong những năm gần đây, như vụ Brexit khi Anh tách ra khỏi EU, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa Donald Trump” và ngày càng có nhiều suy nghĩ rằng Trung Quốc đã và đang thiết lập những quy tắc thương mại cho riêng họ.

Càng đáng lo hơn, các chuyên gia đều tin rằng sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 còn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đáng lo ngại nói trên.

Evgeny Postnikov, giảng viên cao cấp về quan hệ quốc tế tại Đại học Melbourne (Úc), cho biết đại dịch Covid-19 đã mang lại một nhận thức rõ ràng về mức độ các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ cuộc tranh giành sản xuất khẩu trang ở Pháp đến việc bảo hộ công nghệ vắc xin tại Mỹ, đại dịch Covid-19 đã đưa ra vô số ví dụ cho thấy trật tự thế giới hiện tại bắt đầu sụp đổ nhanh chóng trong hiệu ứng domino của chủ nghĩa dân tộc.

Postnikov phân tích: “Các chính phủ nhận ra, họ thậm chí còn không thể dựa vào các đối tác chiến lược để cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng. Thương mại và an ninh đều đã được coi là chính trị. Đó là lý do tại sao quá trình thúc đẩy Autarkist đang diễn ra mạnh mẽ”.

sau dai dich toan cau hoa se bi an mon va trat tu the gioi moi co the xuat hien hinh 2

Cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây ở Trung Quốc khiến nhiều hãng lớn trên thế giới khốn đốn vì thiếu nguyên liệu sản xuất - Ảnh: AFP

Các quốc gia muốn tự lo cho mình

Việc cắt điện trên khắp miền bắc của Trung Quốc trong những tuần gần đây cho thấy khiến nước này đang đẩy nhanh quá trình tự cung tự cấp. Sau những dấu hiệu đầy hy vọng rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách đóng cửa hàng trăm nhà máy nhiệt điện than, thì việc Bắc Kinh vừa xem xét lại các cam kết cắt giảm lượng khí thải là đòn giáng mạnh với thế giới trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo chính sách “Made in China” được đưa ra vào năm 2018, Trung Quốc đang cố gắng thâu tóm lĩnh vực bán dẫn, thứ được ví như mạch máu của mọi sản phẩm: từ Tesla, máy nướng bánh mì, trò chơi điện tử, máy in… đến các sản phẩm chiến lược khác. Sáng kiến ​​vành đai và con đường của nước này đang ràng buộc hàng chục quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Âu vào quỹ đạo kinh tế của họ.

Ấn Độ cũng đang có dấu hiệu quay lưng lại với toàn cầu hóa, khi đang theo đuổi chính sách “Atmanirbhar Bharat”. Khái niệm này được dịch là “Ấn Độ tự cường” và được thiết kế nhằm đưa đất nước ra khỏi “các cam kết toàn cầu không có lợi cho chúng ta”, như lời Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar của nước này tuyên bố gần đây.

Năm ngoái, Ấn Độ đã rút khỏi Hiệp ước Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Châu Á (RCEP), vì lo ngại ngành nông nghiệp khổng lồ của nước này sẽ phải hy sinh trên bàn cờ tự do thương mại.

Ở Anh, việc đột ngột mất đi nguồn lao động nhập cư giá rẻ có nghĩa là các nhà tuyển dụng đang phải xem xét lại các mô hình kinh doanh. Hôm thứ Tư, “vua gà của Anh” Ranjit Singh Boparan, người đứng đầu trại sản xuất gia cầm lớn nhất nước này, đã kêu gọi xem xét lại tổng thể cách thức sản xuất thực phẩm.

Chủ sở hữu của 2 Sisters Food, tập đoàn chế biến 10 triệu con gà mỗi tuần, cho biết: “Ba tháng trước, tôi đã lên tiếng về việc chính phủ cần giúp đỡ các vấn đề lao động. Bây giờ tôi đã đi đến kết luận rằng mong muốn của mình khó có thể được đáp ứng trên thực tế”.

“Các cú sốc nguồn cung cấp đã ném cát vào bánh răng nền kinh tế thế giới”, nhà kinh tế George Magnus tại Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford ví von. “Thật khó để gỡ rối các vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu vào lúc này. Mọi thứ phức tạp hơn và tốn kém hơn. Nó trông giống như một triệu chứng của một nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái”.

Ông nói rằng nền kinh tế thế giới sẽ bắt đầu hồi phục vào năm tới, nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ “ăn mòn nền kinh tế trong trung hạn” khi các nước sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và bảo hộ các sản phẩm chiến lược của mình, như chất bán dẫn, pin và năng lượng.

sau dai dich toan cau hoa se bi an mon va trat tu the gioi moi co the xuat hien hinh 3

Các nền kinh tế đang có xu thế trở lại mô hình sản xuất “tự cung tự cấp” sau đại dịch Covid-19 - Ảnh: Getty

“Hồi hương” sản xuất

Theo báo cáo của công ty tư vấn Deloitte, hơn 80% ngành công nghiệp đã trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng vì đại dịch, khoảng 75% công ty đã đưa ra kế hoạch “hồi hương” bằng cách cách xây dựng các nhà máy thông minh gần nhà mình hơn.

Một nghiên cứu của Reshoring Initiative đã dự báo rằng Mỹ có thêm 224.213 việc làm vào năm 2021, tăng 38% so với năm 2020. Quốc gia này đang đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm chiến lược cho nhu cầu của mình, như chất bán dẫn, pin và dược phẩm.

Cũng có những động thái tương tự ở Anh, nơi một báo cáo dự đoán các nhà máy của họ có thể tạo ra thêm gần 5 tỷ bảng Anh hàng hóa vào năm 2021, khi đại dịch và Brexit thúc đẩy các doanh nghiệp đưa việc sản xuất về nước.

Chi phí lao động tăng cao ở các nước như Trung Quốc đã tạo thêm áp lực buộc các tập đoàn phải suy nghĩ lại về cách sản xuất. Ví dụ, chi phí lao động ở Mexico hiện nay rẻ hơn Trung Quốc, qua đó càng tạo động lực mạnh mẽ để Mỹ thiết lập việc sản xuất gần nhà hơn.

Sự ngờ vực và thiếu tin tưởng

Một vấn đề khác làm suy yếu hệ thống thương mại toàn cầu là tranh cãi về nguồn gốc của virus Corona. Sự ngờ vực và căng thẳng xuất hiện giữa các cường quốc, đặc biệt Trung Quốc và Mỹ.

Magnus nói: “Virus đã tạo ra sự ngờ vực. Với Trung Quốc, đây sẽ là một cú sốc lớn. Sẽ không dễ dàng để công chúng phương Tây thay đổi thái độ dè chừng với họ”.

Việc Anh rút khỏi EU cũng là một cú sốc đối với hệ thống thương mại thế giới. Rồi sau khi cựu Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, một trong những hành động đầu tiên của ông là rút khỏi thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Những điều tương tự như trên có thể sẽ tiếp tục xảy ra tới đây, khi các quốc gia có xu thế “tách rời” khỏi hệ thống toàn cầu hóa, để trở lại mô hình “tự lực cánh sinh”, “tự cung tự cấp” đáng lo ngại Autarky khi xưa.

Hoàng Hải

Tin mới

Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?

Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?

(CLO) Trong kỳ điều chỉnh ngày mai (10/4), giá xăng trong nước có thể giảm rất mạnh, dao động từ 1.300 - 1.600 đồng/lít, tùy loại. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đảm bảo khoa học, đồng bộ sau sáp nhập

Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đảm bảo khoa học, đồng bộ sau sáp nhập

(CLO) Chính phủ giao Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn để thống nhất việc rà soát, đánh số và gắn biển số nhà trên toàn quốc, đảm bảo khoa học và đồng bộ ở cả đô thị, nông thôn lẫn miền núi.

Công luận 24H
Người dân làng Tây Tựu bội thu hoa loa kèn đầu mùa vụ

Người dân làng Tây Tựu bội thu hoa loa kèn đầu mùa vụ

(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.

Đời sống văn hóa
Bị cuốn vào gầm xe đầu kéo nhưng vẫn sống sót

Bị cuốn vào gầm xe đầu kéo nhưng vẫn sống sót

(CLO) Khoảng 16h15 ngày 8/4, anh Thanh, trú tại xã Quảng Trị, huyện Đạ Huoai, điều khiển xe máy lưu thông trên đường Trần Phú (thị trấn Lộc Thắng) theo hướng về tỉnh lộ 725. Khi đến vòng xoay ngã 5 để rẽ vào xã Lộc Ngãi, xe máy của anh bất ngờ va chạm với một xe đầu kéo (chưa rõ danh tính tài xế) đang di chuyển cùng chiều và rẽ về hướng quốc lộ 20.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu xác minh việc khai thác đất lâm nghiệp trái phép tại Sóc Sơn, Quốc Oai

Hà Nội yêu cầu xác minh việc khai thác đất lâm nghiệp trái phép tại Sóc Sơn, Quốc Oai

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1264/UBND-NNMT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý tình trạng san ủi, xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp. 

Tin tức
Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh về Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh về Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh "Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: Yếu kém về năng lực hay vô cảm trước nỗi đau của người bệnh?".

Tin tức
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Học sinh được nghỉ kéo dài 5 ngày

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Học sinh được nghỉ kéo dài 5 ngày

(CLO) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trên cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ thứ Tư (30/4) đến hết Chủ nhật (4/5).

Giáo dục
Giám đốc WHO đưa ra cảnh báo về 'Đại dịch tiếp theo'

Giám đốc WHO đưa ra cảnh báo về 'Đại dịch tiếp theo'

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh rằng nguy cơ về một đại dịch mới không phải là giả thuyết mà là một "chắc chắn về mặt dịch tễ học".

Thế giới 24h
Nhận định Barcelona vs Dortmund, 2h ngày 10/4 tại Champions League

Nhận định Barcelona vs Dortmund, 2h ngày 10/4 tại Champions League

(CLO) Nhận định Barcelona vs Dortmund, 2h ngày 10/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số Barcelona vs Dortmund cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Hà Nội tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao

Hà Nội tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao

(CLO) UBND TP Hà Nội giao Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, ứng dụng, hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng liên quan đến hoạt động lừa đảo và thu thập thông tin dữ liệu cá nhân trái phép.

Tin tức
Bộ Nội vụ đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam

Bộ Nội vụ đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam

(CLO) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Dự luật do Bộ Nội vụ soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới đây.

Tin tức
Giá vàng biến động mạnh

Giá vàng biến động mạnh

(CLO) Sáng nay (9/4), giá vàng trong nước biến động mạnh. Mở cửa phiên, giá vàng giảm mạnh, một lần nữa xuống dưới mốc 100 triệu đồng/lượng rồi nhanh chóng tăng trở lại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hướng dẫn cách xác định thời điểm hưởng chính sách, chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi

Hướng dẫn cách xác định thời điểm hưởng chính sách, chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi

(CLO) Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 002/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025 về hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tin tức
Ngày đầu đấu giá biển số xe máy: Gần 500 biển được đấu giá thành công

Ngày đầu đấu giá biển số xe máy: Gần 500 biển được đấu giá thành công

(CLO) Theo công ty đấu giá, tổng số biển xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá trong ngày đầu tiên lên đến 50.000 biển số, trong đó số biển có người đăng ký là 476 biển, tổng số biển đấu giá thành công 474 biển, tổng giá trị tài sản thu được lên tới gần 17 tỷ đồng.

Công luận 24H
Bảng giá ô tô Honda tháng 4/2025: Bổ sung HR-V hybrid mới, nhiều mẫu xe ưu đãi

Bảng giá ô tô Honda tháng 4/2025: Bổ sung HR-V hybrid mới, nhiều mẫu xe ưu đãi

(CLO) Honda Việt Nam giảm giá tương đương 50% lệ phí trước bạ cho khách mua xe Civic, bên cạnh đó là sự bổ sung phiên bản HR-V hybrid hoàn toàn mới.

Xe
Có nên thay lọc dầu mỗi lần thay dầu xe?

Có nên thay lọc dầu mỗi lần thay dầu xe?

(CLO) Động cơ nổ 50 lần mỗi giây, thay lọc dầu 5.000 km sẽ bảo vệ “trái tim” xe của bạn mãi bền bỉ.

Xe
Bình Luận

Tin khác

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế