Sau lũ, cần làm gì để khôi phục sản xuất nông nghiệp?

Thứ sáu, 30/10/2020 13:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau cơn bão số 9, người dân gần như mất trắng toàn bộ tài sản về vật nuôi, con giống. Làm thế nào để phục hồi sản xuất nông nghiệp để bà con trở lại cuộc sống bình thường sau lũ là nỗi băn khoăn trăn trở của các ngành chức năng.

Mất kế sinh nhai sau lũ dữ

Sau bão số 9, tại nhiều tỉnh miền Trung, người dân lâm vào cảnh thiếu đói cận kề. Tất cả tài sản về vật nuôi, con giống, lúa gạo đều bị cuốn trôi. Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất sau bão số 9 là người dân tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, có những hộ nông dân mất trắng hàng chục tấn lúa, ngô, hàng nghìn vật nuôi chết vì nước lụt, hàng chục ha nuôi trồng sắp tới hồi thu hoạch bị ngập và cuốn trôi.

Tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ. Ảnh TL

Tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ. Ảnh TL

Chia sẻ về mất mát sau lũ, bà Thuần (40 tuổi, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) nói: "Lũ lên quá nhanh, leo lên được nóc nhà  khiến chúng tôi không kịp trở tay để bảo vệ vật nuôi, con giống. Rồi khi lũ rút mọi thứ bị cuốn trôi, bao nhiêu con giống, cây trồng, hoa màu cũng trôi hết. Tất cả tài sản, kế sinh nhai đều bị cuốn theo dòng lũ dữ".

Ông Quân (Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, sau bão số 9, đàn lợn hàng chục con trọng lượng từ 25kg/con trở lên mà lâu nay gia đình gầy dựng rất tốn kém đã bị cuốn sạch. Không chỉ trôi mất đàn lợn, đàn gà cả trăm con của gia đình ông nuôi ở nhà cách trang trại khoảng 1km cũng bị trôi mất, 2 tấn lúa cùng nhiều đồ dùng gia đình bị ngâm nước hư hỏng.

Theo ghi nhận, một số xã vùng hạ du tỉnh Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc mưa lớn và xả lũ của hồ chứa, thứ nông dân đang rất mong muốn về lâu dài là trâu, bò giống, lợn giống, gà giống, vịt giống, cá tôm giống, lúa ngô giống…

Là một trong những hộ gia đình thiệt hại nặng nề sau bão số 9, của ông Huy trú tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình buồn bã cho biết: "Lũ về quá nhanh, trong chớp mắt đã tới bụng rồi ngập tới cổ. Tôi chỉ kịp bế bố mẹ tôi chạy thoát, còn đâu bỏ lại hết toàn bộ tài sản. Mong ước lớn nhất của gia đình bây giờ là có lúa giống để sản xuất vụ mới và lợn giống để tạo sinh kế cho thời gian tới"

Giám đốc Sở NNPTNT Hà Tĩnh cho biết, sau khi lũ rút, bà con nông dân hiện đang rất cần được hỗ trợ con giống và cây trồng để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, giữ sinh kế lâu dài để ổn định cuộc sống. Vị lãnh đạo Sở cũng mong các tổ chức, cá nhân đoàn thể phối hợp với địa phương để hỗ trợ, giúp bà con nông dân.

Hỗ trợ phục hồi sản xuất sau lũ

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị trực thuộc Bộ về tình hình chuẩn bị hỗ trợ phục hồi sản xuất sau mưa lũ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu, các đơn vị tập trung phân bổ hóa chất, có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương tiêu độc, khử trùng môi trường với phương châm nước rút đến đâu, tiêu độc đến đó, trước hết tập trung ở những nơi ô nhiễm cao.

Những điểm xung yếu về dịch bệnh như: dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng… thì phải có sự tham gia chỉ đạo của lãnh đạo Cục chuyên môn.

Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại bởi mưa lũ vừa qua vật tư, con giống, thiết bị, thức ăn chăn nuôi, hóa chất... Sau cơn bão số 9, các đơn vị phải triển khai ngay việc tập huấn, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất.

Các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trồng vùng nuôi nhằm đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi, tránh gây thiệt hại cho nông dân.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, các đơn vị chức năng của Cục sẽ tiếp tục phân bổ hóa chất cho các địa phương. Chi cục Thú y vùng III và IV thành lập các đoàn đến các tỉnh, tập trung chỉ đạo, tập huấn cách tiêu độc, khử trùng cho lực lượng thú y, khuyến nông, trung tâm dịch vụ nông nghiệp... Sau khi tập huấn xong các đơn vị sẽ hướng dẫn, chỉ đạo triển khai trên thực tế.

Về lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, Tổng cục đã huy động doanh nghiêp trong lĩnh vực hỗ trợ người dân về con giống, vật tư thủy sản. Hiện đã có 8 doanh nghiệp cam kết sẽ hỗ trợ 170 triệu con tôm giống.

Tổng cục Thủy sản cũng đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản để đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân. Tổng cục sẽ rà soát, dự kiến nhu cầu con giống thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường. Đồng thời, kết hợp với lực lượng thú y tổ chức hướng dẫn làm sạch môi trường, quan trắc môi trường nuôi đảm bảo các thông số mới khuyến cáo người dân đưa con giống vào sản xuất.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Cục cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp trong lĩnh vực hỗ trợ bà con con giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi để sớm khôi phục chăn nuôi.

Tính đến hết ngày 29/10, Cục Chăn nuôi đã nhận được thông báo hỗ trợ từ các doanh nghiệp với hơn 10.000 con gà giống bố mẹ, khoảng 169.300 con gà thương phẩm hướng thịt và trứng, hơn 8.000 con vịt hướng thịt và trứng, trên 10.000 con vịt biển cùng hàng chục nghìn liều tinh gia súc, trên 67 tấn thức ăn chăn nuôi và 300 triệu đồng thuốc thú y. Cục Chăn nuôi sẽ thống nhất với các địa phương về thời gian, địa điểm và số lượng tiếp nhận cho từng tỉnh/thành.

Dương Lâm

Tin khác

Tai nạn trên Điện Biên, thương vong thấp do cứu hộ kịp thời

Tai nạn trên Điện Biên, thương vong thấp do cứu hộ kịp thời

Khoảng 16h30 ngày 20/4/2024 tại km 45 quốc lộ 279, đèo Tằng Quái, Huyện Mường Ảng cách TP. Điện Biên Phủ 27km đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông, va quệt giữa hai xe ô tô, nguyên nhân ban đầu được xác định là do trời mưa đường trơn trượt dẫn đến tai nạn.

Đời sống
Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

(CLO) Ngày 20/4, tại Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm năm 2024.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

(CLO) Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật trên địa bàn tỉnh, các địa phương trong tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đời sống
600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(CLO) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Đời sống
Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

(CLO) Ngày 20/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khai mạc Phiên Giao dịch việc làm lưu động năm 2024 với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 1.840 chỉ tiêu.

Đời sống