Sau nhiều lần “lỡ”, RCEP sẽ kết thúc đàm phán năm 2019

Thứ sáu, 24/05/2019 15:52 PM - 0 Trả lời

 (CLO) Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã trải qua 25 phiên đàm phán chính thức, nhiều phiên giữa kỳ, 13 phiên đàm phán cấp Bộ trưởng, 2 hội nghị cấp cao. Dự kiến kết thúc đàm phán năm 2019. RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu.

RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. (Ảnh TL)

RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. (Ảnh TL)

Ngày 23/5 đã diễn ra Hội thảo “Hiệp định RCEP: Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương và Đoàn đàm phán của Chính phủ về RCEP tổ chức.

RCEP dự kiến sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với khoảng 3,5 tỷ dân và chiếm tới 30% tổng GDP toàn cầu. Con số này lớn hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với phiên bản mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút khỏi vào tháng 1/2017.

Tiến trình đàm phán tiến tới ký kết hiệp ước thương mại tự do RCEP đã được bắt đầu vào năm 2013 và đã nhiều lần "lỡ" thời hạn chót được đặt ra. Bà Nguyễn Quỳnh Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) – cho biết, hiện RCEP đã trải qua 25 phiên đàm phán chính thức, nhiều phiên giữa kỳ, 13 phiên đàm phán cấp Bộ trưởng, 2 hội nghị cấp cao. Dự kiến kết thúc đàm phán năm 2019. Nội dung chính là đàm phán mở cửa thị trường và quy tắc xuất xứ.

“Cho đến nay, hiệp định đã kết thúc đàm phán ở 6 chương: chương về hợp tác kinh tế, kỹ thuật, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, mua sắm của chính phủ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại” – bà Nguyễn Quỳnh Nga thông tin thêm.

Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đặc biệt, với sự tham gia của các đối tác là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc…), việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP.

Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) – cho rằng, những kỳ vọng về RCEP là rất lớn. Một số thị trường dịch vụ sẽ mở hơn, đặc biệt là dịch vụ logistics, viễn thông..., nền tảng thương mại điện tử tốt hơn. Doanh nghiệp cũng sẽ có lợi ích “dự trữ” tốt hơn trước nguy cơ bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lớn khác, hay tác động từ cuộc căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) – Đoàn đàm phán Chính phủ về RCEP, đây là đàm phán hiệp định quy mô lớn, không phải chuyện dễ. Cách tiếp cận ASEAN+6 không phải là hiệp định đặt ra quy tắc chơi mới, tiêu chuẩn cao, mà chủ yếu Hiệp định mang tính phù hợp với trình độ các nước và khu vực, cụ thể là các nước ASEAN. Hiện, chúng tôi đang tiến hành đợt tham vấn cuối từ các doanh nghiệp.

Khi hiệp định được ký kết, thì mức thuế xuất khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng có thể chỉ là từ 5% - 0%. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu thì quy tắc xuất xứ nguyên liệu sản xuất là quan trọng nhất. Doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất là từ Việt Nam.

Mặc dù, cơ hội từ Hiệp định RCEP rất lớn, nhưng, hiện có nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan ngại. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) – cho hay, do đặc điểm của khu vực kinh tế RCEP chính là nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam; các thị trường cũng có khác biệt lớn về yêu cầu chất lượng hàng hóa.

Ngoài ra, nguy cơ xáo trộn, chuyển hướng thương mại, đặc biệt ở các thị trường mà các đối tác chưa có Hiệp định Thương mại tự do chéo. Trong khi đó, đặc điểm của đàm phán RCEP lại chủ yếu tập trung vào hài hòa các quy tắc hiện có trong thương mại hàng hóa…

Về góc độ doanh nghiệp, bà Trang có 2 lưu ý chính, đó là câu chuyện lợi ích, hài hòa quy tắc xuất xứ và thuế quan. Nếu tận dụng được cơ chế này thì doanh nghiệp phải tìm hiểu đến quy tắc xuất xứ và chủ động đáp ứng quy tắc xuất xứ một cách tốt nhất. Tiếp đến là, doanh nghiệp cần tăng cường năng lực cạnh tranh, không chỉ trong nước mà cả cạnh tranh trong RCEP.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được khởi xướng vào tháng 11/2012, với mục đích thiết lập một nền tảng hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa 10 nước ASEAN với các đối tác Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, tập trung vào thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.

Chí Hưng

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp