Sau yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng bắt đầu công bố giảm lãi suất cho vay

Thứ sáu, 16/07/2021 17:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng loạt ngân hàng như Agribank, Vietcombank, Sacombank,… vừa đồng loạt giảm lãi suất cho vay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kêu gọi sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó do ảnh hưởng của COVID-19.

Theo đó, ngày 13/7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phát thông báo đầu tiên thực hiện giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế….

Đồng thời tiếp tục ưu đãi, miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng cho việc tiếp tục giảm lãi suất lần này.

Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng cho việc tiếp tục giảm lãi suất lần này.

Đến chiều ngày 15/7, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phát đi thông báo giảm lãi suất cho vay. Đối với khoản vay tại thời điểm 15/7, Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên, tương ứng giảm từ 0,5 điểm % và từ 0,7 điểm % trở lên.

Ước tính, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng cho việc tiếp tục giảm lãi suất lần này. Chương trình giảm lãi suất cho vay kéo dài đến hết năm nay và được áp dụng tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.

Tương tự, chiều 15/7, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) cũng quyết định hạ lãi suất cho vay bình quân giảm 1 điểm % đối với khách hàng ở một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19. Lãi suất giảm từ 0,5-1,5 điểm %, tuỳ đối tượng khách hàng.

Nối tiếp Agribank và HDBank, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn.

“Ông lớn” Vietcombank cũng thông báo từ ngày 15/7 đến hết năm 2021, đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đồng thời, giảm lãi suất tới 1%/năm cho các khách hàng còn lại.

Đối với khách hàng cá nhân, Vietcombank sẽ giảm nhiều nhất là 1%/năm cho khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và 0,5%/năm cho khách hàng vay vốn phục vụ đời sống.

Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm Vietcombank dự kiến lên tới 4.000 tỷ đồng và cả năm 2021 là 6.100 tỷ đồng.

Mới đây, TPBank thông báo sẽ giảm lãi suất từ 0,5% - 1,2%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19.

Tổng dư nợ được nhận hỗ trợ lãi suất của nhóm khách hàng này ước tính vào khoảng 18.188 tỷ đồng. Gần 26.300 tỷ đồng dư nợ của các khách hàng cá nhân cũng nhận được xét giảm lãi suất 1%/năm.

VCB cũng giảm mạnh lãi suất.

VCB cũng giảm mạnh lãi suất.

Phía Ngân hàng Bac A Bank cũng sẽ giảm lãi suất tối đa lên tới 2,2%/năm tuỳ theo mức giảm sút doanh thu của doanh nghiệp.

Việc giảm lãi suất cho những khoản vay hiện hữu là điều mà các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mong mỏi. Dịch Covid-19 hoành hành hơn 1 năm qua khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, lãi suất các khoản vay đang là gánh nặng với rất nhiều người.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, mức giảm lãi suất cho vay được tính toán theo tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng, dựa trên bình quân trên tổng dư nợ hiện hữu. Mức giảm có thể từ 0,5-1,5 điểm % hoặc hơn tùy khả năng của ngân hàng.

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm