(CLO) Trong lúc đang gồng mình chống dịch Covid-19, các nước cũng đồng thời phải căng mắt để theo sát diễn biến mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), với cuộc chơi nhiều toan tính của những ông lớn: Saudi Arabia, Nga và Mỹ.
Saudi Arbia bất đồng với Nga về sản lượng dầu
Trong những ngày qua, giá dầu trên thị trường thế giới liên tục biến động. Điều này xuất phát từ việc cả Saudi Arabia và Nga không đạt những thỏa thuận về việc cắt giảm sản lượng dầu, nhằm giữ cho giá dầu trên thị trường ổn định.
Saudi Arabia nắm giữ vai trò chủ chốt thậm chí lấn lướt các nước còn lại trong OPEC, còn Nga là quốc gia xuất khẩu dầu lửa nhiều thứ hai thế giới. Vì thế, hai quốc gia này có tiếng nói quyết định đến thị trường dầu mỏ.
Cách đây 3 năm, Nga, 14 nước thành viên của OPEC và 10 nước xuất khẩu dầu mỏ khác trở thành một liên thủ không chính thức với tên gọi OPEC+ sau khi các bên đạt được một thỏa thuận chung.
OPEC+ được tạo ra nhằm giúp cân bằng thị trường dầu mỏ. Bất cứ một hành động nào trong việc tăng hay giảm sản lượng dầu của các thành viên, đều cần có tham vấn từ tổ chức.
Thời gian gần đây, giá dầu trên thị trường thế giới giảm nhanh và sâu chưa từng thấy kể từ năm 1991. Để ngăn chặn tình trạng này, Saudi Arabia muốn Nga giảm sản lượng dầu hàng ngày. Việc cung giảm sẽ giúp giá dầu không bị tụt dốc, thậm chí có thể tăng.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Giá dầu giảm cũng khiến thu nhập của Nga bị ảnh hưởng. Song, có nhiều lý do để Nga chưa đồng ý cắt giảm sản lượng dầu từ mong muốn của Saudi Arabia.
Lý do quan trọng nhất là Nga muốn giá dầu thấp để ngăn chặn Mỹ mở rộng thị phần trên thị trường dầu mỏ thế giới, điều mà Mỹ đang rất nỗ lực thời gian qua. Nhờ khai thác dầu từ đá phiến bằng công nghệ Fracking, Mỹ đã hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Không những vậy, họ còn đang vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất xuất dầu lửa lớn nhất thế giới.
Có điều, việc khai thác dầu bằng công nghệ Fracking rất tốn kém. Khi giá dầu thấp, hoạt động này không thể kéo dài bởi chính phủ Mỹ sẽ không thể liên tục hỗ trợ hoặc bù lỗi trong một thời gian dài.
Vì lẽ đó, tổng thống Trump nhiều lần gây áp lực buộc Saudi Arabia có biện pháp làm giảm giá dầu lửa để đổi lại sự ủng hộ khác. Song, giảm giá dầu lại gây thiệt hại kinh tế cho chính quốc gia Trung Đông này, nhất là trong bối cảnh họ đang phải chịu chi phí rất lớn khi dẫn đầu Liên quân chống lại lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn tại Yemen.
Những mối quan hệ phức tạp với lợi ích chồng chéo, những toan tính tinh vi của các ông lớn là cuộc chơi đầy cam go và không có nhiều điểm chung để ai đó chịu nhường bước.
Trong một biến biến mới nhất, Ngoại trưởng Saudi Arabia cho biết vào ngày hôm qua rằng một phát biểu được cho là của tổng thống Putin về việc Saudi Arabia rút khỏi thỏa thuận OPEC+ là không chính xác, và Nga mới là bên rút trước.
Đồng thời, Ngoại trưởng - Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud cũng bày tỏ quan điểm của Saudi Arabia về lập trường sản xuất dầu đá phiến là một phần quan trọng của các nguồn năng lượng.
Bộ trưởng năng lượng Saudia Arabia bác bỏ ý kiến của Nga về việc quốc gia Trung Đông này đã rút khỏi thỏa thuận OPEC+.
“Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga là người đầu tiên tuyên bố với truyền thông rằng tất cả các nước tham gia đều được miễn trừ các cam kết bắt đầu từ đầu tháng Tư, dẫn đến quyết định rằng các nước đã đưa ra sản xuất để bù đắp giá thấp hơn và đền bù cho sự thiệt hại của họ”, Hoàng tử Abdulaziz nói trong một tuyên bố.
Trong khi đó, giới chức Nga tin tưởng OPEC+ có thể đạt thỏa thuận giúp cân bằng tị trường dầu mỏ nếu có các nước cùng tham gia, nhưng không cho thông tin về các nước có thể tham gia thỏa thuận mới. Một ẩn ý của việc kêu gọi Mỹ tham gia vào cuộc chơi chung thay vì đang hoạt động một cách độc lập.
Người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), ông Kirill Dmitriev nhấn mạnh rằng, các nước cùng cần hành động để khôi phục nền kinh tế trước tác động khủng khiếp từ dịch bệnh Covid-19 và cũng có thể cùng hành động trong khuôn khổ thỏa thuận OPEC+.
Động thái của Mỹ
Trong phát biểu mới đây, lãnh đạo Cơ quan Năng lương Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu mỏ của thế giới có thể giảm 20 triệu thùng/ngày, khoảng 20% tổng cầu trong bối cảnh 3 tỷ người đang thực hiện các lệnh phải ở trong nhà do dịch Covid-19.
Thực tế, OPEC và các đồng minh đang thực hiện một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu chưa từng có, tương đương với khoảng 10% nguồn cung trên toàn thế giới trong những gì họ mong đợi đây sẽ là một nỗ lực toàn cầu bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã không cam kết như vậy sau gặp gỡ với các công ty dầu khí vào ngày thứ Sáu.
Tại cuộc họp, Tổng thống Mỹ cam kết giúp đỡ ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và không khẳng định sẽ thuyết phục các công ty Mỹ cắt giảm sản lượng.
Trong một cuộc hội đàm qua điện thoại sau đó, Bộ trưởng năng lượng Mỹ Dan Brouillette đã nói với các giám đốc điều hành các công ty ngành năng lượng rằng, Nhà trắng không đàm phán với Saudi Arabia và Nga, nhưng khuyến khích họ đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Lúc này thị trường dầu mỏ gần như sụp đổ, với giá giảm xuống còn 20 USD/thùng từ mức 65 USD từ đầu năm, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Nhu cầu năng lượng giảm 1/3 dẫn đến quyết định giảm từ 10 triệu đến 15 triệu thùng/ngày như một giải pháp để không kéo giá tiếp tục xuống thấp thêm.
Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ cần đồng loạt thực hiện biện pháp cắt giảm, bao gồm cả Mỹ, hiện là quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.
Vấn đề là tổng thổng Trump cho biết hôm thứ Năm rằng ông không có nhượng bộ nào với Saudi Arabia và Nga, chẳng hạn như cắt giảm sản lượng trong nước của Mỹ, một động thái bị cấm bởi luật chống độc quyền của Mỹ.
Trong khi đó, một số quan chức Mỹ kêu gọi chính quyền nên giảm sản xuất dù giá thấp.
Dự kiến một cuộc họp của OPEC và các đồng minh như Nga đã được lên kế hoạch vào ngày 6/4, nhưng những chi tiết về việc phân phối chính xác các định mức cắt giảm trong cuộc hội đàm này vẫn chưa được xác định. Ngay cả thời gian cụ thể tiến hành cuộc họp này cũng không rõ ràng.
Các nhà sản của OPEC đang chờ xem liệu Mỹ có bất kỳ cam kết trong nỗ lực ổn định thị trường hay không. Họ cho rằng, một thỏa thuận mới phải bao gồm các nhà sản xuất bên ngoài OPEC+, tức là liên minh gồm các thành viên OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác nhưng không bao gồm các quốc gia dầu mỏ như Mỹ, Canada, Na Uy và Brazil.
Thái độ của Nga
Nga từ lâu đã bày tỏ sự thất vọng rằng, việc cắt giảm chung với OPEC chỉ là hỗ trợ cho các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ có chi phí cao hơn.
Tuy nhiên, tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Sáu tuyên bố, nước Nga sẵn sàng cắt giảm sản xuất cùng với OPEC và Hoa Kỳ, trong khi vẫn đổ lỗi cho Saudi Arabia về sự sụp đổ của thị trường dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Nga nói rằng, ông hiểu rằng Hoa Kỳ có những hạn chế pháp lý đối với việc cắt giảm sản lượng, nhưng vẫn nên linh hoạt.
Niềm tin trở lại
Trong bối cảnh các thỏa thuận mới vẫn chưa đạt được, nhưng sự kiềm chế gia tăng sản xuất của cả Saudi Arbia và Nga giúp thị trường dầu mỏ có dấu hiệu hồi sinh. Trong tuần này, giá dầu Brent Biển Bắc ổn định ở mức 34,65 USD/thùng; dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 12% lên 28,34 USD/thùng.
Như vậy, trong tuần qua, dầu WTI đã vọt gần 32%, dầu Brent cũng tăng 22%, tạm kết thúc dự báo giá dầu về dưới 20 USD/thùng.
Việc giá dầu tăng trở lại cho thấy một tín hiệu cho sự hồi sinh của nền kinh tế thế giới. Tình trạng “đóng băng xã hội” sẽ tan; quanh cảnh đìu hiu và u ám của khu vực kinh tế tư nhân bắt đầu náo nhiệt trở lại với những sắc xanh trên thị trường chứng khoán…
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Marius Borg Høiby, 27 tuổi, con trai của Mette-Marit, người vợ của Thái tử Haakon Magnus, vừa bị cáo buộc liên quan đến vụ hiếp dâm thứ hai chỉ vài ngày sau khi bị bắt giữ vì nghi vấn tương tự.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.