SCB vào top 10 ngân hàng Việt có tên trong danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực

Thứ hai, 07/10/2019 15:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng TMCP Sài Gòn vinh dự có mặt trong danh sách 500 Ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Tạp chí The Asian Banker bình chọn, với vị trí 206/500, tăng gần 90 bậc so với năm 2018.

Ngày 24/09/2019, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên về thanh toán quốc tế Sibos diễn ra tại London, Tạp chí The Asian Banker đã tổ chức Lễ vinh danh 500 ngân hàng mạnh nhất thế giới với sự tham dự của đại diện các ngân hàng, định chế tài chính lớn của khu vực và thế giới. Đây là giải thưởng thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính đạt được kết quả tốt, được bình chọn nhiều hạng mục như Transaction Banking Awards, Retail Banking Awards, Asian Banker 500…

Báo Công luận

Asian Banker 500 là bảng xếp hạng đầu tiên và uy tín trên thế giới căn cứ quá trình bình chọn chi tiết, minh bạch nhằm ghi nhận thành tích của các ngân hàng thương mại trên các tiêu chí: Quy mô tài sản của các ngân hàng so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tăng trưởng bảng cân đối kế toán về các khoản cho vay và huy động tiền gửi ròng; Quản lý rủi ro; Khả năng sinh lợi và tính bền vững của lợi nhuận; Chất lượng và mức độ khả tín của khoản cho vay; và Tính thanh khoản của tài sản khi xảy ra các tình huống bất lợi.

Báo Công luận

Tạp chí The Asian Banker bình chọn danh mục Ngân hàng mạnh nhất căn cứ vào chất lượng của bảng cân đối kế toán - một danh mục đánh giá hàng năm đầu tiên và có uy tín trên thế giới kể từ năm 2007. Các tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng Ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên cách đánh giá định lượng nghiêm ngặt về hoạt động tài chính trong suốt một năm của các ngân hàng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ: Úc, Bangladesh, Brunei, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, MaCao, Malaysia, Mông Cổ, Miến Điện, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Báo Công luận

Trong số 10 ngân hàng Việt Nam có tên trong danh sách 500 Ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (The Strongest Banks Rankings – Strongest Banks Asia Pacific), SCB đứng thứ 4 với 2,81 điểm chỉ số sức mạnh trên thang điểm 5, và xếp thứ 206/500 ngân hàng được gọi tên của khu vực. So với năm 2018, SCB đã tăng gần 90 bậc. Đồng thời, ngân hàng này cũng đang giữ vị trí 295/500 trong danh sách 500 Ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (The Largest Banks Rankings - Largest Banks Asia Pacific), tăng gần 30 bậc so với năm ngoái.

SCB được biết đến là một trong 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, mạng lưới hoạt động gồm 239 điểm giao dịch tại 28 tỉnh/thành, đội ngũ nhân sự hơn 7.200 người.

PV

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm