Sẽ nghiên cứu sửa đổi toàn diện chính sách, pháp luật về đất đai

Thứ hai, 15/06/2020 15:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Chính trị đã kết luận phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi toàn diện cơ chế chính sách pháp luật về đất đai.

Bộ TN-MT sẽ chủ động nội dung sửa đổi luật Đất đai

Giải trình trước Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho hay, xuất phát từ 7 vấn đề vướng mắc, khó khăn về đất đai, Chính phủ đã trình sửa đổi một số điều của luật Đất đai 2013.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Tuy nhiên, theo ông Hà, đến nay, hầu hết các chủ trương, vấn đề khó khăn, vướng mắc chúng ta đã được tiếp thu và sửa ngay trong luật Quy hoạch, luật Đầu tư, luật Xây dựng, các nghị quyết của Quốc hội cũng như nghị định của Chính phủ triển khai thực hiện luật.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã sơ kết Nghị quyết số 19 về chủ trương chính sách đất đai cho giai đoạn 2016 - 2021.

Trung ương đã đưa ra rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tổ chức, vấn đề cơ chế, chính sách pháp luật. Bộ Chính trị đã kết luận khẳng định phải tiếp tục nghiên cứu, không chỉ là một số điều nữa mà phải sửa đổi toàn diện cơ chế chính sách pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng, việc sửa đổi luật Đất đai bao giờ cũng đi cùng với nghị quyết của Trung ương. Do đó, ông Hà khẳng định, Chính phủ, Quốc hội đã cân nhắc về thời điểm, nội dung, phương pháp nên khi có nghị quyết của Trung ương thì Chính phủ chắc chắn sẽ có ngay trên bàn dự thảo luật Đất đai để trình Quốc hội.

Lo ngại an ninh nguồn nước

Về vấn đề an ninh nguồn nước, Bộ trưởng Hà khẳng định ý kiến được các đại biểu nêu là hoàn toàn đúng và Bộ TN-MT cũng đã có những nghiên cứu để xác định giải pháp.

Theo ông Hà, nếu tính lượng mưa và lượng nước mặt chảy Việt Nam có lượng nước khá phong phú song 63% lượng nước của nước ta là ở nước ngoài.

“Chúng ta phụ thuộc vào nguồn nước ngoài, xuyên biên giới chảy vào nước ta. Còn lượng nước nội địa thì tỷ lệ người dân được sử dụng nước thấp hơn trung bình thế giới. Đó là vấn đề rất khó khăn”, Bộ trưởng Hà nói.

Bên cạnh đó, theo người đứng đầu ngành TN-MT, hiện còn nhiều vấn đề đặt ra. Lượng nước các quốc gia thượng nguồn chiếm đến 20% trữ lượng thông qua các hồ thủy điện và hồ chứa. Vào mùa đông, mùa khô hạn, chúng ta mất 70 - 80% lượng nước do biến đổi khí hậu.

“Do vậy, nếu họ (các nước ở thượng nguồn - PV) giữ lại 20% thì chúng ta hoàn toàn bất ổn và mất an ninh liên quan nguồn nước”, ông Hà nói.

Ông Hà cũng cho biết, theo các nghiên cứu, thể chế về quản lý và sử dụng nước hiện nay còn nhiều vấn đề. Chúng ta chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa có đầu tư để đảm bảo được hạ tầng về nước; chưa có chính sách kinh tế tài chính.

“Chúng ta biết hiện nay 80% lượng nước sử dụng dùng cho nông nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng trên một đơn vị mét khối nước của Việt Nam mới có 2,37 USD, trong khi thế giới là 19,57 USD, ở Lào là 2,57 USD”, ông Hà nói, và cho biết phải tiếp tục xem xét lại thể chế để rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước, tìm nguồn lực đầu tư vào vấn đề hạ tầng, quan trắc dữ liệu và quy hoạch đồng thời làm tốt cơ chế phối hợp với các nước liên quan.

Đắc Nguyên

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức