Sẽ sáp nhập, giải thể các trường cao đẳng, trung cấp kém hiệu quả

Thứ năm, 30/08/2018 07:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ LĐ-TB-XH cho biết trong năm 2018-2019 sẽ sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Báo Công luận
Học viên học nghề ở Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội. Ảnh minh họa. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hiện nay cả nước có 1.979 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này tuyển khoảng 2,2 triệu học viên nhưng việc đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực. 

Cụ thể, ở trình độ cao đẳng và trung cấp, thực tế mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Con số này ở trình độ sơ cấp còn thấp hơn nhiều.

Trong khi đó, trước các thách thức lớn, giáo dục nghề nghiệp nước ta đặt mục tiêu đến năm 2020, 75% học viên có việc làm ngay sau đào tạo. Điều này chứng tỏ đào tạo nghề đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Nghịch lý này xuất phát từ việc đào tạo trong trường chưa sát với nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 83 trường cao đẳng tư thục và hơn 250 trường trung cấp tư thục. Thời gian gần đây, hoạt động mua bán, sáp nhập các trường tư thục diễn ra khá sôi nổi. 

Nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm và đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp. Trên thực tế, một số trường tư thục đang dẫn đầu hệ thống, vượt xa trường công về quy mô và chất lượng đào tạo.

Bên cạnh những trường trung cấp, cao đẳng hoạt động hiệu quả vẫn còn nhiều trường đang rất yếu kém về chất lượng đào tạo, dẫn đến đầu ra không hiệu quả, học sinh, sinh viên ra trường thất nghiệp không có việc làm vì tay nghề không đạt chuẩn.

Vì vậy việc sắp xếp lại các trường nghề nhằm giảm đầu mối, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục chồng chéo, dàn trải, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển có hiệu quả hơn đang được Bộ LĐ-TB-XH tính đến.

Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Quân đánh giá: "Hiện giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc. Nhiều trường nghề hoạt động hiệu quả và có chất lượng. Trên bình diện chung toàn quốc, quy mô đào tạo nghề tăng, mức độ hài lòng của người học và của doanh nghiệp được cải thiện”.

Tuy nhiên, dạy nghề có cơ hội phát triển khi gắn với cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó, các trường nghề ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch dịch vụ, các khu kinh tế, khu công nghiệp đang khởi sắc. Ngược lại, các trường nghề tại các địa bàn kinh tế tư nhân chậm phát triển và đang gặp nhiều khó khăn", Thứ trưởng Quân cho biết.

Do đó, về chủ trương sáp nhập, giải thể các trường cao đẳng, trung cấp, Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Nghị quyết 8 của Chính phủ đã đưa ra các định hướng cơ bản. Bên cạnh sắp xếp các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, với các trung tâm cấp huyện, sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thành một trung tâm. Tại nhiều huyện mà nhu cầu học nghề thấp hoặc gần các trường cao đẳng, trung cấp thì không cần tổ chức trung tâm dạy nghề cấp huyện. Tiến tới, các trung tâm cấp huyện trở thành vệ tinh cho các trường cao đẳng, trung cấp.

Việc gom các trường một cách hành chính, không đi liền với tái cấu trúc, cắt giảm nhân sự thì có nguy cơ cao tạo xung đột và làm cản trở sự phát triển của các trường. Trường nghề không nhất thiết phải quy mô lớn, mà cần sự linh hoạt và năng động để cung cứng nhân lực cho doanh nghiệp.

Tại các địa phương khó khăn, nhu cầu nhân lực trên địa bàn chưa nhiều, việc duy trì nhiều trường cao đẳng, trung cấp sẽ tạo áp lực cho ngân sách nhà nước, dẫn đến đầu tư dàn trải, vì vậy sáp nhập, giải thể các trường là cần thiết.

Từ quá trình sắp xếp lại sẽ dẫn đến dôi dư nhân lực, tình trạng thừa thiếu cục bộ. Do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đề án tái cấu trúc nguồn nhân lực để triển khai đồng bộ công tác tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động, đào tạo lại.

 

Minh Châu

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục