Những quy định mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP:

Sẽ xử lý triệt để tình trạng “rác hóa” mạng xã hội

Thứ sáu, 23/07/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 được kỳ vọng sẽ là giúp siết chặt hơn việc quản lý đối với các trang mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội có nền tảng xuyên biên giới, góp phần lành mạnh hóa môi trường internet tại nước ta hiện nay.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 được kỳ vọng sẽ là giúp siết chặt hơn việc quản lý đối với các trang mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội có nền tảng xuyên biên giới, góp phần lành mạnh hóa môi trường internet tại nước ta hiện nay.

Mạnh tay với mạng xã hội, quét sạch livestream “rác”

Tính đến hết tháng 6, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu người dùng và TikTok khoảng 20 triệu người dùng. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội để hoạt động báo chí, tổ chức livestream nhằm cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác…

Nói về quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với những phát ngôn, hành vi phản cảm, gây bức xúc trên mạng xã hội, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do khẳng định rằng đã, đang và sẽ có những biện pháp mạnh để chấn chỉnh lại tình trạng này cũng như dọn sạch sẽ “rác” trên môi trường trực tuyến Việt Nam.

Cụ thể, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành một số nghị định sửa đổi để bổ sung các quy định, thêm chế tài xử phạt nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý mạng xã hội, đồng thời phù hợp hơn với những thay đổi mạnh mẽ theo từng ngày của những nền tảng này.

1-1624363489271752003672

Mới đây, Bộ TTTT đã ra văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội. Lý do là ngày càng xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Hàng loạt các kênh YouTube như: Hoàng Anh Timmy tại TP.HCM, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương… đã bị xử lý bằng hình thức phạt hành chính. Thế nhưng ngay sau đó, nhiều cá nhân lại tìm cách mở kênh mới và bật quảng cáo kiếm tiền.

Mục đích của những livestream xấu độc này là dùng phương thức đưa vào những nội dung giật gân, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, nội dung sai sự thật hoặc dùng ngôn từ thiếu văn hóa để tăng lượng tương tác, qua đó thu tiền. Hoặc sau khi thu thập được lượng người theo dõi lớn, sẽ dùng những livestream “bẩn” đó để thực hiện bán hàng online.

Việc chạy theo để xử lý các kênh livestream vi phạm này gặp nhiều bất cập và cơ quan quản lý cũng vất vả khi yêu cầu các đối tác như Facebook, YouTube đóng các kênh này.

Hoàn thiện những khoảng trống pháp lý

Với rất nhiều quy định được bổ sung và sửa đổi, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý hoàn thiện nhằm tăng cường quản lý hoạt động và kinh doanh trên mạng xã hội.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo đang được dư luận hết sức quan tâm bởi sự phát triển của mạng xã hội đã đưa đến cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống xã hội. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 có 3 Điều với các nội dung sửa đổi, bổ sung nằm ở Điều 1.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định lần này bổ sung Điều 14a của Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền. Theo đó, yêu cầu tạm ngừng hoạt động, thu hồi tên miền theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông trong trường hợp việc đăng ký, sử dụng tên miền vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Dich-Vu-Livestream-S-01

Đáng chú ý, trong nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 23 của quy định hiện hành về nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử, Dự thảo đưa ra đề xuất các mạng xã hội xuyên biên giới phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận khiếu nại ở Việt Nam và chỉ cấp phép việc cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) hoặc bật kiếm tiền cho các kênh từ 10 nghìn người theo dõi đăng ký thông tin liên hệ với Bộ TT-TT.

Dự thảo cũng nhấn mạnh, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp dịch vụ xuyên biên giới cung cấp thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Dự thảo này hiện đang được Bộ Thông tin và truyền thông gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thiện theo ý kiến đóng góp của các bên liên quan, dự thảo Nghị định sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ ban hành.

Việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 có thể coi là một giải pháp mới của Bộ Thông tin và truyền thông nhằm quản lý hoạt động livestream, hoạt động kinh doanh trên các kênh online YouTube, Facebook. Vậy vì sao cần có những điều chỉnh này? Những khoảng trống pháp lý nào sẽ được hoàn thiện trong Dự thảo Nghị định mới này?

Theo Bộ Thông tin và truyền thông, kể từ thời điểm Nghị định 72 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng đã mở rộng đa dạng hơn, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội đã dần làm bộc lộ những bất cập, những khoảng trống pháp lý trong lĩnh vực này. Vì vậy, Bộ đã xây dựng dự thảo Nghị định với nhiều nội dung, quy định mới cập nhật được tình hình hiện nay và đề xuất các quy định về quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới.

Khánh An

Bình Luận

Tin khác

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn
Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Góc nhìn