Serbia "vội vàng" giảm phụ thuộc năng lượng Nga

07/11/2022 06:37

(CLO) Tổng thống nước Balkan cho biết Serbia đang xem xét giành lại quyền kiểm soát công ty khai thác dầu (NIS) từ Gazpromneft (Nga) khi nước này gấp rút bảo vệ mình khỏi tác động của xung đột Nga - Ukraine.

Đồng thời, Serbia cũng đang chuẩn bị các dự án để đa dạng hóa các nguồn năng lượng của quốc gia, bao gồm hợp tác chặt chẽ hơn với Hungary trong nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Động thái của Nga trong việc mua lại kho chứa khí đốt, nhà máy lọc dầu chủ chốt của Serbia gần đây đã đẩy quốc gia này vào thế vô định trong việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng dài hạn. Trong những năm gần đây, Serbia đã nhập khẩu toàn bộ khí đốt và tới một nửa lượng dầu từ Nga.

serbia voi vang giam phu thuoc nang luong nga hinh 1

Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić. Ảnh: FT.

Từ tháng 12, các lệnh trừng phạt của EU sẽ có hiệu lực, nghĩa là Croatia sẽ bị cấm vận chuyển các chuyến hàng dầu của Nga đến Serbia.

Theo ba nguồn thạo tin về tình hình, một số nhóm bao gồm Chính phủ Serbia và công ty năng lượng MOL của Hungary đã xem xét mua cổ phần kiểm soát từ chủ sở hữu chính là tập đoàn của Nga- Gazpromneft, mặc dù các cuộc đàm phán về việc mua bán đã bị đình trệ. MOL đã từ chối bình luận.

Hiện tại, NIS có thể hoạt động bình thường vì các nhà máy lọc dầu của họ đã được trang bị lại để xử lý dầu từ Iraq và các quốc gia khác và do Belgrade được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của EU đối với các công ty Nga.

Tổng thống Serbia, Aleksandar Vučić có kế hoạch chi khoảng 2 tỷ euro mỗi năm để nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng, bao gồm các liên kết các dự án khai thác dầu khí mới với Bulgaria, Romania, Bắc Macedonia và có thể là Montenegro.

Vào tháng trước, vị Tổng thống này đã hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orbán về việc tăng cường mối quan hệ năng lượng, bao gồm một đường ống dẫn dầu để kết nối Serbia với mạng lưới của Hungary và quan hệ đối tác điện.

Serbia muốn nhận 10-15% cổ phần trong nhà máy điện hạt nhân Paks của Hungary, nơi có hai khối lò phản ứng mới đang được xây dựng. Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga cung cấp nhiên liệu cho Paks và đang xây dựng các lò phản ứng mới nhưng không phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Kế hoạch này có thể cho phép Serbia tiếp cận với công suất phát điện lên tới 600MW từ Paks, mặc dù ông Vučić cho rằng vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vấn đề này. Đổi lại, Hungary sẽ giành được cổ phần tương tự trong công ty điện lực quốc gia của Serbia, nơi có các đập thủy điện đóng góp khoảng 1/4 năng lượng của Serbia.

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Hungary với tư cách là một quốc gia và đối tác trong loại hình liên minh năng lượng này, ông Vučić khẳng định.

Aleksandar Macura, một chuyên gia năng lượng tại Quỹ RES ở Belgrade, cho biết trong một hội nghị tuần trước, nền kinh tế kém hiệu quả của Serbia khiến nước này dễ bị tổn thương do dòng chảy năng lượng bị gián đoạn. Đồng thời nhấn mạnh Serbia cần lượng năng lượng nhiều gấp ba lần để tạo ra GDP tương đương với mức trung bình của EU.

Trong khi đó, Tổng thống nước này cho biết một đường ống dẫn khí đốt đến Bulgaria sẽ đi vào hoạt động trước mùa sưởi ấm của mùa đông năm sau, tăng thêm khả năng nhập khẩu 1,8 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, khoảng một nửa lượng tiêu thụ hàng năm của đất nước. Belgrade cũng đang đàm phán với Azerbaijan về việc nhập khẩu các chuyến hàng khí đốt bắt đầu từ năm sau.

Vị Tổng thống Serbia nhận định rằng với một đường ống khác nối liền đến Bắc Macedonia, quốc gia của ông có thể tự kết nối với đường ống xuyên Adriatic và xuyên Anatolian (vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan), cũng như các bến LNG ở Hy Lạp. Đây là một phần trong quá trình đa dạng hóa của đất nước Serbia.

Lê Na (Theo FT)

    Nổi bật
        Mới nhất
        Serbia "vội vàng" giảm phụ thuộc năng lượng Nga
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO