Siêu cường kinh tế châu Á hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thế nào?

Thứ hai, 27/09/2021 15:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, nhiều hơn so với doanh nghiệp được thành lập mới, Trung Quốc và Nhật Bản đã có những giải pháp hỗ trợ thiết thực để “cấp cứu” cho doanh nghiệp.

Đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. 

PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Trước tình trạng doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, nhiều hơn so với doanh nghiệp được thành lập mới, Trung Quốc và Nhật Bản đã có những giải pháp hỗ trợ thiết thực để “cấp cứu” cho doanh nghiệp.

Trung Quốc bơm tiền vào hệ thống ngân hàng

Cụ thể, tại Trung Quốc, Chính phủ nước này đã bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để gia tăng thanh khoản thông qua cơ chế thị trường mở; mở rộng các cơ chế cho vay lại hoặc tái chiết khấu khoản vay, cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế và đồ dùng thiết yếu, doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp.

sieu cuong kinh te chau a ho tro doanh nghiep trong nuoc the nao hinh 1

Chính phủ nên cứu tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô.

Đồng thời, Trung Quốc mở rộng nguồn cung tín dụng của ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ban hành các công cụ mới để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, bao gồm cả chương trình lãi suất không đồng, như việc Chính phủ cấp tiền cho ngân hàng để ngân hàng cho doanh nghiệp vay lại… 

Trung Quốc còn nới lỏng những quy định về điều kiện tài chính cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch và gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Nới lỏng các điều kiện cho vay ràng buộc với hình thức vay trực tuyến và mở rộng hỗ trợ tín dụng cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ gia đình đủ điều kiện; tạm hoãn các khoản nợ xấu và cắt giảm các điều kiện quy định nợ xấu.

Chính phủ cũng hỗ trợ các tổ chức tài chính phát hành trái phiếu doanh nghiệp để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nguồn vốn trong dân thông qua việc nới lỏng các điều kiện bảo đảm đầu tư của bên phát hành, bơm thêm tiền vào các chương trình bảo lãnh tín dụng, cải cách quy định về quản lý tài sản theo hướng linh hoạt hơn, nới lỏng các chính sách về nhà ở ở địa phương… 

Về hỗ trợ ngành du lịch, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp như đặt lịch hẹn, chuyển tải cao điểm, hạn chế luồng đi lại và tổ chức có trật tự hơn, ban hành các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh và các tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng chi tiết dành cho lĩnh vực du lịch và lữ hành. 

Các văn bản này không chỉ tập trung vào khách du lịch mà còn yêu cầu các cơ sở văn hóa du lịch như điểm du lịch, khách sạn, công ty lữ hành, bảo tàng, rạp chiếu phim phải tuân thủ. Các hướng dẫn và tiêu chuẩn này được cập nhật liên tục theo diễn biến của tình hình dịch bệnh.

Ở cấp độ quốc gia, các biện pháp chủ yếu là cắt giảm thuế và hỗ trợ tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch trên khắp đất nước vượt qua đại dịch.

 Bên cạnh đó, chính phủ cũng thực hiện ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (hoạt động trong các lĩnh vực vận tải/ ăn uống/ lưu trú/ du lịch).

 Theo đó, những doanh nghiệp này được phép chuyển khoản lỗ thuế thu nhập phát sinh trong năm 2020 sang 8 năm tiếp theo, thay vì mức chuẩn trước đó là 5 năm . Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc theo đuổi chiến lược thúc đẩy du lịch nội địa.

Ở cấp độ vi mô, các giải pháp bao gồm: đảm bảo khoảng cách và tăng cường vệ sinh, các địa điểm du lịch giảm bớt sự đông đúc bằng cách giới hạn số lượng người vào cửa, ví dụ chỉ bằng 30-50% so với mức trước đó;  tích cực khuyến mại về giá vận tải hành khách; sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhắm vào phân khúc trẻ. 

Nhật Bản khuyến khích đầu tư vào hoạt động số hóa

Trong khi đó, tại Nhật Bản, Chính phủ  đưa ra các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động số hóa và ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, đồng thời tiếp tục cho phép doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch tiếp cận các gói vay ưu đãi.

sieu cuong kinh te chau a ho tro doanh nghiep trong nuoc the nao hinh 2

PGS.TS Bùi Quang Tuấn.

Về chính sách tiền tệ, chính phủ Nhật cũng áp dụng các giải pháp nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường tài chính và tạo thêm cơ chế khuyến khích để các tổ chức tài chính mở rộng hoạt động cung ứng tín dụng cho những đối tượng có nhu cầu. 

Các giải pháp chính bao gồm bơm tiền vào hệ thống tài chính thông qua việc mở rộng quy mô và thời hạn trái phiếu chính phủ, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tín dụng để tăng cường khả năng cho vay của các tổ chức này, tạm thời tăng việc mua lại các hợp đồng thương mại và trái phiếu doanh nghiệp.

Chính phủ Nhật Bản cũng trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản vay không lãi suất và không cần tài sản đảm bảo, giảm bớt các điều kiện ràng buộc, và yêu cầu ngân hàng cho phép doanh nghiệp giãn nợ trong một số trường hợp.

Chính phủ Nhật Bản phản ứng khá nhanh với các diễn biến phức tạp của tình hình đại dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới, với một loạt các gói chính sách nhằm đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội nói chung và thúc đẩy du lịch trong nước nói riêng. 

Đối với ngành du lịch, để kích thích du lịch trong nước sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, chính phủ và địa phương đã thực hiện một số trợ cấp du lịch. Tháng 7/2020, chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch “Go To Travel” với ngân sách lên tới 1,7 nghìn tỷ Yên (15.490 tỷ USD).

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô