Siêu ủy ban và câu chuyện "loay hoay" khoảng trống pháp lý

Thứ tư, 04/03/2020 19:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thành lập một uỷ ban quản lý vốn nhà nước là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước với những kỳ vọng mở ra hướng phát triển tốt cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là "chiếc máy soi" chống lợi ích nhóm, tham nhũng tiêu cực, lạm dụng chức vụ quyền hạn đối với các tập đoàn, tổng công ty.

Tuy nhiên, hơn một năm chuyển từ các bộ chủ quản về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV còn được gọi là “siêu ủy ban”), các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn vướng hàng loạt khó khăn, thậm chí có đơn vị “tha thiết” xin chuyển về cơ quan chủ quản cũ.

Đây chưa thể là thước đo hiệu quả hoạt động của Ủy ban vốn còn "non trẻ" với nhiều bỡ ngỡ ban đầu khó tránh khỏi. Nhưng rõ ràng, qua quá trình thực hiện đang cho thấy những vướng mắc về chính sách, pháp luật và cần thiết phải có những "liều thuốc" để tháo gỡ kịp thời.

Xin nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau 10 tháng cơ quan này hoạt động (Siêu ủy ban chính thức ra mắt ngày 30/9/2018). Thủ tướng cho rằng, 2 việc cấp bách mà Uỷ ban Quản lý vốn cần rút kinh nghiệm sau 10 tháng hoạt động, là phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc trong xử lý các vấn đề của 19 tập đoàn, tổng công ty được giao về Uỷ ban này. Ngoài ra, cần kiện toàn tổ chức, tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban.

“Ủy ban Quản lý vốn không thể là cơ quan quan liêu kiểu cũ, không thể là một cấp hành chính tạo gánh nặng, mà cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn nữa", Thủ tướng nói và lưu ý, trong kinh tế thị trường thời cơ là quan trọng, do đó, Ủy ban cần trả lời nhanh, quyết đáp nhanh những vấn đề tập đoàn, tổng công ty xin ý kiến.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Uỷ ban cần chủ động hơn, đổi mới cách làm trong xử lý các vấn đề cụ thể của các tập đoàn, tổng công ty. "Trách nhiệm của “siêu ủy ban” là phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện phát triển, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước. Phải chống lợi ích nhóm, tham nhũng tiêu cực, lạm dụng chức vụ quyền hạn đối với các tập đoàn, tổng công ty", Thủ tướng nhắc nhở, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ, các bộ cần có cơ chế phân cấp mạnh hơn cho tập đoàn, tổng công ty trên cơ sở đề nghị của Ủy ban. Cùng đó, cơ quan này cần tập trung vào kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả, "giao quyền phải đi liền với trách nhiệm".

Ảnh Vietnamnet

Ảnh Vietnamnet

Tuy nhiên, 7 tháng sau, tại cuộc làm việc ngày 20/2/2020 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn bộc lộ hàng loạt khó khăn, bất cập, những "nút thắt" về mặt chính sách, pháp luật chưa được tháo gỡ. Đồng nghĩa với nhiều tập đoàn, tổng công ty đang cảm thấy “mắc kẹt” tại “siêu ủy ban” với hàng loạt vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Câu chuyện về Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) muốn quay về bộ chủ quản cũ là một điển hình. Tại cuộc làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngày 20/2, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt (VNR), cho biết: Thời điểm trước khi Tổng công ty chưa chuyển về Ủy ban, việc giao dự toán ngân sách hàng năm được Bộ Giao thông vận tải giao về trước tháng 12. Sau đó, Tổng công ty sẽ đặt hàng dịch vụ công ích với 20 công ty trực thuộc để thực hiện, đảm bảo an toàn chạy tàu (gồm: tuần đường, gác chắn, duy tu, bảo trì, sửa chữa nhỏ,... ).

Sau khi Tổng công ty Đường sắt chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Bộ GTVT không thể thực hiện việc giao dự toán ngân sách theo cơ chế trên do vướng Điều 49, Luật Ngân sách Nhà nước về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước do Tổng công ty này không phải là đơn vị thuộc Bộ.

Từ ngày 1/1/2020, 20 doanh nghiệp công ích thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang thực hiện dịch vụ công ích mà không được ký kết hợp đồng. “Trên 1 vạn người không có tiền lương, chỉ có thể dừng tàu thôi. Nhưng cho chạy tàu thì sai luật, không cho chạy tàu cũng sai”, ông Minh băn khoăn.

Tuy nhiên, trả lời trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 chiều qua (3/3), bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng: Thực hiện Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 29/9/2018 là 19 tập đoàn, tổng công ty được bàn giao nguyên trạng từ 5 bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban nhận được biên bản bàn giao từ các bộ về có 259 nhiệm vụ dở dang, trong đó còn rất nhiều nhiệm vụ theo nguyên tắc phải triển khai thực hiện từ các cơ quan chủ sở hữu đã thông qua, phê duyệt trước năm 2017, tức là trước khi được chuyển về Ủy ban. Trong năm 2019, có rất nhiều nhiệm vụ là triển khai thực hiện trước năm 2017 nhưng chưa được các cơ quan đại diện chủ sở hữu triển khai, trong đó có một số dự án lớn. Trong quá trình triển khai thực hiện đến thời điểm triển khai có dự án triển khai cách đây 10 năm, 20 năm, đến nay có vấn đề nảy sinh.

Theo nguyên tắc khi chuyển giao cần chuyển giao nguyên trạng. Qua quá trình triển khai thực hiện, thấy rằng trước kia trong trình tự, thủ tục phê duyệt các dự án của các doanh nghiệp, do vướng các dự án đầu tư công nên một số quy trình, trình tự, thủ tục chưa rõ. Liên quan đến một số dự án sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình triển khai thực hiện, thẩm quyền phê duyệt dự án thì có dự án thẩm quyền thuộc Thủ tướng, có dự án thuộc thẩm quyền của địa phương, có dự án thẩm quyền liên quan đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trong quá trình triển khai thực hiện có những dự án trong khối doanh nghiệp đôi khi thực hiện theo một số quy định của luật chuyên ngành. Khi về Ủy ban thì cũng chiếu theo những quy định, trình tự, nếu thấy không phù hợp, đánh giá xác định dự án không hiệu quả thì Ủy ban sẽ yêu cầu làm rõ những nội dung này. Khi nào đưa ra phương án phù hợp thì mới có căn cứ trình các cấp thẩm quyền cũng như thực hiện trình tự thủ tục theo đúng pháp luật.

Đang có 5 tập đoàn, tổng công ty sử dụng vốn ngân sách nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quản lý liên quan đến việc chuyển tải điện cũng là kết cấu hạ tầng công, tài sản chung của quốc gia thì hiện nay vốn ngân sách nhà nước vẫn đang giao về Tập đoàn để triển khai các dự án đầu tư cũng như các dự án liên quan về công tác chuyển tải, nối điện về nông thôn. Đồng thời Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng vẫn bố trí vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số dự án thuộc Tổng Công ty Thuốc lá…

Nhưng có 2 đơn vị là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam, từ trước đến nay được giao vốn qua Bộ GTVT, với các dự án có liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng. Về vận tải đường sắt mặc dù Tổng Công ty đã về Ủy ban từ tháng 10/2018, nhưng kế hoạch năm 2019 vẫn là do Bộ GTVT giao vốn bình thường. Tuy nhiên, liên quan đến bảo trì kết cấu hạ tầng, yêu cầu đặt ra là theo cơ chế đặt hàng. Ở đây có 2 luồng ý kiến là vẫn triển khai như những năm trước và luồng thứ hai là theo cơ chế đặt hàng. Nhưng nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng thì dù ở Ủy ban Quản lý vốn hay Bộ GTVT, vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung.

Liên quan đến những bất cập mà VNR phản ánh, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, vướng mắc là do VNR chứ không phải của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan. “Từ khi chuyển về UBQLV, VNR không thay đổi để phù hợp với các quy định mới. Họ không đổi mới mô hình tổ chức theo các quy định của luật mà lại muốn sửa luật để phù hợp với chính hoạt động của họ”, ông Kiên nói.

Theo ông Kiên, vướng mắc trong việc giao vốn không phải từ Bộ GTVT xuống VNR mà là vướng từ VNR xuống 20 công ty “con”. 20 công ty này là các công ty cổ phần nên theo quy định của pháp luật phải tổ chức đấu thầu, trong khi đó VNR lại muốn “có quyền” giao vốn cho các đơn vị trên.

Chưa bàn đến chuyện đúng sai trong câu chuyện của Tổng công ty đường sắt nhưng rõ ràng, khó khăn về các thủ tục pháp lí cũng đang "đe dọa" hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khác kể từ khi về "ngôi nhà mới" - Siêu ủy ban. Dự án “xuyên thập kỉ” không được cấp giấy phép xây dựng của Vietnam Airlines là một ví dụ. 

Theo lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ ảnh hưởng nặng đến hoạt động kinh doanh bởi dịch Sars- CoV- 2 do lượng khách đi nước ngoài từ Việt Nam giảm trung bình 50% so với cùng kỳ. Lượng khách trong nước giảm trên dưới 50%. Khu vực Bắc Á, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông giảm 80-100%. Khách từ Nhật Bản đang lao dốc mạnh, giờ giảm 50% nhưng thời gian tới có thể giảm 70% mà những vướng mắc về thủ tục trong phê duyệt dự án đầu tư đang khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái đình trệ. Cụ thể, Vietnam Airlines đã trình phương án đầu tư máy bay 2 năm nay, nhưng UBND TP. Hà Nội chưa trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

“Thời kỳ trước, từ lúc chúng tôi lập dự án đến lúc trình Thường trực Chính phủ, dài nhất là mất 6 tháng, ngắn nhất là 3 tuần. Còn bây giờ trình 2 năm rồi không thấy chỗ nào cả”, vị lãnh đạo này cho biết.

Một ví dụ khác được lãnh đạo Vietnam Airlines dẫn chứng liên quan đến vướng mắc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng ở khu vực sân bay. Tổng công ty đã lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay từ 2010, nhưng 10 năm qua dự án đã “xuyên thập kỉ” mà không được cấp giấy phép xây dựng. Vietnam Airlines đã hỏi từ UBND TP. Hà Nội đến Bộ Xây dựng, rồi nhiều cơ quan khác nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Câu chuyện "vướng" của Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng không khác là bao. Theo lãnh đạo VEC, sau khi chuyển về UBQLV, các dự án cao tốc dở dang của VEC đã gặp nhiều vướng mắc. Các vướng mắc này cũng chủ yếu liên quan tới phần vốn ngân sách cho các dự án, tương tự như ngành đường sắt. Điển hình là dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, cách đây ít ngày, VEC đã báo cáo Chính phủ cho tạm dừng xây dựng tới khi có vốn để tránh phát sinh các rủi ro pháp lý. Cùng đó, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi còn một số công việc dở dang (như đường gom, nút giao) bị đình trệ do thiếu vốn.

Từ năm 2019, VEC đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về vướng mắc, đề xuất giải pháp, đặc biệt về vốn đối ứng từ ngân sách, gia hạn các hiệp định vay nước ngoài hết hạn. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa được tháo gỡ. Thậm chí, VEC đề xuất cho sử dụng tiền thu được từ thu phí các cao tốc đang khai thác để xử lý các dự án đang đầu tư, nhưng chưa được cơ quan nào quyết định.

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho rằng, nhiều kiến nghị, vướng mắc không được giải quyết. Các văn bản trả lời thường chiếu theo quy định pháp luật, thậm chí trích điều luật này điều luật kia rồi yêu cầu làm đúng theo quy định pháp luật.

Bình luận về sự việc, một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Theo thống kê của Vụ Tổng hợp của VPCP, có 10/13 tập đoàn, tổng công ty nêu 91 kiến nghị, gồm 65 kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng và 26 kiến nghị với Ủy ban. Dù vậy, với một đơn vị mới vận hành hơn 1 năm, có mô hình đặc thù, khác biệt với nhiều bỡ ngỡ ban đầu là khó tránh khỏi và đây chưa thể là thước đo hiệu quả hoạt động của Ủy ban. Nhưng rõ ràng, câu chuyện của Tổng công ty đường sắt và các doanh nghiệp khác cho thấy hành lang pháp lý cho việc hoạt động của một cơ quan mới như Ủy ban đang có vấn đề vướng mắc.

Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban chưa "phủ" được hết những khó khăn này, khiến Ủy ban hoạt động trong tình thế thiếu "cây gậy pháp lý" rõ ràng, vững chắc. Đồng nghĩa, những khoảng trống pháp lý phải được lấp đầy, tức cần những bản kiến nghị giải pháp cấp bách trong đó chủ yếu liên quan đến Luật Đầu tư, Luật số 69, Luật Xây dựng... Nghị quyết về việc xử lý các vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Ủy ban. Ngoài ra, cán bộ của Ủy ban phải tinh nhuệ và dám chịu trách nhiệm…có như vậy Siêu Uỷ ban mới có cơ để hoạt động hiệu quả theo đúng mục đích, mong muốn ban đầu khi thành lập.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư, "Cha đẻ" của của đề án thành lập UBQLV cho rằng, một khi tư duy thay đổi thì hành động mới thay đổi, nếu vẫn còn vương vấn tư duy kế hoạch hóa tập trung với hành chính quan liêu, chưa dứt khoát, còn dùng dằng thì không thể chuyển động được.

Theo ông Cung, nhân sự của Ủy ban cũng phải có tầm nhìn, giỏi ngang với những người giỏi nhất của các tập đoàn, tổng công ty mà mình quản lý. Mà muốn có những người giỏi như thế thì chắc chắn phải có cơ chế tiền lương theo thị trường lao động quốc tế, chứ không phải đưa những công chức từ chính quyền sang. "Ghế" ở "siêu Ủy ban" chắc chắn và không bao giờ nên là "ghế thử quyền lực".

Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cũng thừa nhận, trong quá trình quá thực hiện thì vướng mắc lớn nhất là chính sách, pháp luật. Để khắc phục, Uỷ ban đã phối hợp với các bộ ngành để tháo gỡ, sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ được giao từ Chính phủ. 

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết sẽ nghiên cứu thành lập hội đồng cấp cao, bao gồm lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty để ngồi lại với nhau hàng tháng, hàng quý, nhằm đánh giá những việc làm được, rà soát những khó khăn vướng mắc để kịp thời giải quyết.

Với những động thái quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hy vọng trong thời gian tới lổ hổng pháp lý sẽ được lấp đầy và những "nút thắt" giữa "siêu ủy ban" với các doanh nghiệp sẽ sớm được tháo gỡ, để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển như kỳ vọng.

Tại cuộc họp giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu Ủy ban) ngày 20-2, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ tịch Siêu Ủy ban cũng thừa nhận, khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm quản lý vốn.

Theo bà Hà, đến nay chưa có quy định về việc điều động cán bộ có năng lực, chuyên môn và vị trí việc làm phù hợp từ các bộ, ngành, địa phương về ủy ban vốn.

Với chức năng quản lý kinh doanh vốn nhà nước, Siêu Ủy ban phải cử cán bộ kiểm soát viên nhà nước đối với 13 tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nhưng đến nay, Siêu Ủy ban mới cử 21 kiểm soát viên xuống 13 tập đoàn, tổng công ty. Số lượng kiểm soát viên nhà nước hiện chưa đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kiểm soát hoạt động các tập đoàn, tổng công ty với hoạt động kinh doanh đa ngành, phức tạp. "Cần bổ sung ít nhất 25 kiểm soát viên tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để bảo đảm hiệu quả giám sát" - bà Hà nhấn mạnh.

Thành Vinh

Tin mới

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).

Tin tức
Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.

Du lịch
Tên lửa Oreshnik có thể tiếp cận mọi mục tiêu ở châu Âu, không phải vũ khí từ thời Liên Xô

Tên lửa Oreshnik có thể tiếp cận mọi mục tiêu ở châu Âu, không phải vũ khí từ thời Liên Xô

(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.

Thế giới 24h
Dàn sao rực sáng, PSG thắng đậm Toulouse tại Ligue 1 2024/25

Dàn sao rực sáng, PSG thắng đậm Toulouse tại Ligue 1 2024/25

(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.

Thể thao
Nga tuyên bố 'siêu tên lửa' Oreshnik bay tới 13.000 km/h là lời cảnh báo phương Tây

Nga tuyên bố 'siêu tên lửa' Oreshnik bay tới 13.000 km/h là lời cảnh báo phương Tây

(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.

Thế giới 24h
Hiệu quả khi triển khai thu phí ETC ô tô ra/vào cảng hàng không Nội Bài

Hiệu quả khi triển khai thu phí ETC ô tô ra/vào cảng hàng không Nội Bài

(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.

Giao thông
Trung Quốc bất ngờ phát hiện mỏ vàng khổng lồ ở tỉnh Hồ Nam

Trung Quốc bất ngờ phát hiện mỏ vàng khổng lồ ở tỉnh Hồ Nam

(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, rèn luyện bản lĩnh trong thực thi chức trách nhiệm vụ...

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, rèn luyện bản lĩnh trong thực thi chức trách nhiệm vụ...

(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.  

Công tác hội
Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.

Đời sống văn hóa
Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest bị phạt gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest bị phạt gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.

Kinh tế vĩ mô
GDP của Ukraine tăng 4%

GDP của Ukraine tăng 4%

(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới

Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới

(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).

Thị trường - Doanh nghiệp
Lào Cai: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho người dân sau mưa lũ lịch sử

Lào Cai: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho người dân sau mưa lũ lịch sử

(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.

Sức khỏe
Vì sao các hãng  ô tô 'đua nhau' cắt giảm hàng ngàn việc làm?

Vì sao các hãng ô tô 'đua nhau' cắt giảm hàng ngàn việc làm?

(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.

Xe
Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.

Kinh tế vĩ mô
Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy

Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy

(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.

Vụ án
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn