Singapore nới lỏng biện pháp phòng dịch COVID-19, mở cửa đường biên giới

Chủ nhật, 10/10/2021 07:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 19/10, Singapore sẽ mở cửa đường biên giới và không yêu cầu cách ly với những người đã tiêm đủ vaccine từ một số quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang worldometers.info, đến hết ngày 9/10, tại 8 quốc gia trong khu vực ASEAN ghi nhận 41.016 ca mắc COVID-19 và 611 ca tử vong. Tổng số người mắc COVID-19 tại ASEAN từ đầu dịch đã là 12.508.359 ca, trong đó 268.257 trường hợp tử vong.

singapore noi long bien phap phong dich covid 19 mo cua duong bien gioi hinh 1

Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 8/9/2021. Ảnh: THX

Trong ngày 9/10, quốc gia ghi nhận ca mắc cao nhất ASEAN là Philippines với 11.010 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.654.450 ca. Thái Lan đứng thứ hai trong khu vực về số ca mắc với 10.630 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.700.067 ca.

Đứng số 3 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia 9.751 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.323.478 ca mắc COVID-19. Tiếp đó là Việt Nam với 4.513 ca, Singapore với 3.590 ca, Indonesia với 1.167 ca, Lào 425 ca, Campuchia 220 ca và Brunei 135 ca.

Về số ca tử vong, có 9 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Philippines 273 ca, Việt Nam 105 ca, Malaysia 78 ca, Thái Lan 73 ca, Indonesia 52 ca, Campuchia 23 ca, Singapore 6 ca, Lào 2 ca và Brunei 1 ca.

Ngày 9/10, Singapore tuyên bố sẽ mở cửa đường biên giới và không yêu cầu cách ly với những người đã tiêm đủ vaccine từ các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha từ ngày 19/10 tới đây.

Tại cuộc họp báo chiều 9/10, Lực lượng đặc trách về COVID-19 cho biết cùng với việc mở rộng áp dụng cơ chế làn đi lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine (VTL) với các quốc gia trên, Singapore sẽ giảm bớt các yêu cầu xét nghiệm PCR với người nhập cảnh.

Trước đây, khi thử nghiệm làn VTL với Đức và Brunei, Singapore yêu cầu xét nghiệm PCR tổng cộng 4 lần (1 lần trước khi khởi hành và 3 lần tại Singapore). Tuy nhiên, thời gian tới, những người nhập cảnh sẽ chỉ phải xét nghiệm PCR 2 lần, trước khi khởi hành và sau khi nhập cảnh tại sân bay.

Singapore bắt đầu áp dụng làn đi lại VTL với Đức và Brunei từ 8/9 và tới nay đã có khoảng 3.100 người nhập cảnh nhưng chỉ có 2 ca nhiễm COVID-19. Đây là tiền đề quan trọng để giới chức Singapore quyết định mở rộng diện áp dụng VTL. Trước đó, ngày 8/10, Singapore và Hàn Quốc đã quyết định áp dụng VTL từ ngày 15/11 tới.

Tuy đã nới lỏng các biện pháp phòng dịch nhưng trong phát biểu ngày 9/10, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore sẽ mất từ 3-6 tháng nữa để đạt trạng thái “bình thường mới”.

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, bình thường mới là khi Singapore có thể xoá bỏ các hạn chế và chỉ áp dụng các biện pháp quản lý an toàn “nhẹ”, với số ca nhiễm ổn định ở mức “có lẽ là vài trăm ca một ngày, nhưng không tăng”.

Trong giai đoạn này, các bệnh viện cũng sẽ hoạt động trở lại "như bình thường", người dân có thể tiếp tục các hoạt động như trước đại dịch, tham gia các đám đông mà "không lo lắng hay cảm thấy bất an".

Thừa nhận rằng vài tháng tới sẽ là giai đoạn "cố gắng", Thủ tướng Singapore nói rằng ông hy vọng ca nhiễm sẽ chững lại và giảm trong vòng một tháng hoặc hơn.

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết sự xuất hiện của biến thể Delta lây lan mạnh đã làm đảo lộn tình hình tại Singapore. Theo ông, ngay cả khi toàn bộ dân số đã được tiêm phòng, vẫn sẽ không dập tắt được dịch bệnh này thông qua biện pháp đóng cửa và hầu hết mọi quốc gia đã chấp nhận thực tế này.

Ông Lý Hiển Long giải thích, chiến lược "zero COVID" đồng nghĩa hầu hết dân số chưa bao giờ bị nhiễm COVID-19, khiến khả năng miễn dịch tự nhiên của dân số Singapore thấp. Ngoài ra, những người được tiêm chủng vẫn có một số nguy cơ bị nhiễm virus.

Ông khẳng định, mặc dù Singapore phải chuẩn bị tinh thần để chứng kiến nhiều ca nhiễm COVID-19 trong thời gian tới, nhưng Singapore không thể bị đóng cửa vô thời hạn.

Thủ tướng Lý Hiển Long cũng cho rằng, chương trình tiêm chủng vaccine của Singapore đã rất thành công khi nước này là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới với gần 85%. Việc tiêm phòng làm giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, với hơn 98% trường hợp lây nhiễm địa phương có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng.

“Nói cách khác, với việc tiêm phòng, COVID-19 không còn là một căn bệnh nguy hiểm đối với hầu hết chúng ta”, ông Lý Hiển Long khẳng định.

Thủ tướng Singapore lưu ý rằng có thể có những đợt gia tăng ca nhiễm trong tương lai, đặc biệt nếu các biến thể mới xuất hiện, nhưng quốc gia này đang ở “vị trí tốt hơn nhiều”.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe