Singapore và Brunei ‘quan ngại sâu sắc' về Myanmar, EU trừng phạt 11 quan chức quân đội

Thứ hai, 22/03/2021 20:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (22/3), Bộ trưởng Ngoại giao Singapore có chuyến thăm Brunei - Chủ tịch ASEAN - trong bối cảnh bạo lực ở Myanmar làm phủ bóng khu vực. Trong khi đó, EU quyết định áp đặt lệnh trừng phạt với 11 quan chức Myanmar bởi xung đột chính trị dẫn đến bạo lực khiến hàng trăm người thiệt mạng tại nước này.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, trái, gặp nhà lãnh đạo Brunei Sultan Hassanal Bolkiah vào ngày 22 tháng 3. - Ảnh: Bộ Ngoại giao Singapore

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, trái, gặp nhà lãnh đạo Brunei Sultan Hassanal Bolkiah vào ngày 22 tháng 3. - Ảnh: Bộ Ngoại giao Singapore

Bài liên quan

Phản ứng của ASEAN

Các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội vẫn đang diễn ra hàng ngày tại các thành phố ở Myanmar. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, 250 người đã chết trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình kể từ ngày 1/2.

Mặc dù cộng đồng quốc tế, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã liên tục lên tiếng thậm chí đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào quan chức và các công ty liên quan đến quân đội, lãnh đạo chính phủ quân sự vẫn không có dấu hiệu thỏa hiệp, làm giảm căng thẳng với những người biểu tình.

Hơn một tháng qua, tình hình bạo lực tại Myanmar trở thành thách thức lớn đối với ASEAN và vai trò của tổ chức này. Sau một số tuyên bố bày tỏ quan điểm về cuộc khủng hoảng ở Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã đến Brunei vào hôm nay (22/3), gặp gỡ nhà lãnh đạo Sultan Hassanal Bolkiah và hội đàm với người đồng cấp Dato Erywan Pehin Yusof. Hai bên nhất trí rằng tình hình ở Myanmar là "mối quan tâm sâu sắc" và kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar tìm kiếm một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại mang tính xây dựng, theo Bộ Ngoại giao Singapore.

Chuyến đi của Bộ trưởng Balakrishnan diễn ra khi một số thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thúc đẩy một cuộc họp đặc biệt về cuộc khủng hoảng Myanmar. Thứ Sáu tuần trước (19/3), Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi các cuộc đàm phán cấp cao ngay lập tức, và Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã ủng hộ đề xuất của ông Widodo vào cùng ngày.

Theo Bộ Ngoại giao Singapore, ông Balakrishnan sẽ trở lại Singapore cùng ngày trước khi đến Malaysia vào ngày mai (23/2), sau đó là chuyến thăm Indonesia theo kế hoạch.

Trong thời gian ở Malaysia từ thứ Ba đến thứ Tư, ông Balakrishnan sẽ gặp người đồng cấp Hishammuddin Hussein để "thảo luận về các vấn đề quan tâm chung của cả hai nước trong bối cảnh hợp tác song phương, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực", Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết trong một tuyên bố. Bộ cho biết Balakrishnan cũng sẽ gọi điện cho Thủ tướng Muhyiddin.

Trong khi tuyên bố của Singapore không nói liệu một hội nghị thượng đỉnh khu vực có được thảo luận tại Brunei hay không, các Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi về "sự ủng hộ của ASEAN đối với việc Myanmar quay trở lại con đường hòa giải, hòa bình và ổn định dân tộc".

Năm nay  chủ tịch ASEAN là Brunei, nước đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra câu trả lời khu vực cho cuộc khủng hoảng. Khối ASEAN gồm 10 thành viên duy trì nguyên tắc không can thiệp vào các quốc gia riêng lẻ. Nhưng Singapore, Indonesia, Malaysia và các quốc gia khác đều lên tiếng báo động về Myanmar ngay sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2.

Bước đột phá ban đầu hướng tới một phản ứng rộng lớn hơn của ASEAN diễn ra vào ngày 2 tháng 3, khi các thành viên tổ chức một cuộc họp ngoại trưởng trực tuyến để thảo luận về vấn đề này. Các quan chức Ngoại giao "bày tỏ quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không xúi giục thêm bạo lực và để tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa", theo tuyên bố của chủ tọa được đưa ra sau đó.

Trưởng ban Chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell cho biết khối sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân có liên quan đến cuộc đảo chính ở Myanmar - Ảnh: Reuters

Trưởng ban Chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell cho biết khối sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân có liên quan đến cuộc đảo chính ở Myanmar - Ảnh: Reuters

EU xử phạt 11 người liên quan đến cuộc đảo chính Myanmar

Liên minh châu Âu hôm thứ Hai (22/3) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân có liên quan đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 ở Myanmar, Giám đốc Chính sách Đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết khi ông đến dự cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Brussels.

Mặc dù Liên minh châu Âu có lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar và đã nhắm vào một số quan chức quân sự cấp cao kể từ năm 2018, nhưng các biện pháp này là phản ứng quan trọng nhất kể từ cuộc đảo chính cho đến nay.

"Về phía ... Myanmar, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 11 người liên quan đến cuộc đảo chính và đàn áp người biểu tình", Borrell nói, đồng thời cho biết thêm tình hình đất nước Myanmar đang xấu đi.

Theo Reuters, EU đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt. Tên của các cá nhân dự kiến ​​sẽ được công khai sau khi các biện pháp trừng phạt được các Bộ trưởng chính thức quyết định. Các biện pháp mạnh hơn có thể ​​sẽ sớm được đưa ra khi khối chuyển sang nhắm vào các doanh nghiệp do quân đội điều hành.

Các nhà ngoại giao EU cho biết, các thành viên của các tập đoàn quân sự, Myanmar Economic Holdings và Myanmar Economic Corp., có khả năng là mục tiêu, đồng thời Liên minh châu Âu cũng ngăn cản các nhà đầu tư và ngân hàng EU làm ăn với họ.

Các tập đoàn Myanmar bị nhắm đến trải rộng khắp nền kinh tế từ khai thác và sản xuất đến thực phẩm và đồ uống đến khách sạn, viễn thông và ngân hàng. Đây là nhóm được xếp hạng trong số những công ty nộp thuế nhiều nhất của đất nước và tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài khi Myanmar mở cửa trong quá trình tự do hóa dân chủ.

Một phái bộ tìm hiểu thực tế của Liên Hợp Quốc vào năm 2019 đã khuyến nghị các biện pháp trừng phạt đối với hai công ty và các công ty con của họ, nói rằng họ đã cung cấp cho quân đội các nguồn thu bổ sung có thể tài trợ cho các vi phạm nhân quyền.

Chấn Phong

Tin khác

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h
Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h