Sinh viên quốc tế khốn đốn trước quy định thị thực mới của Mỹ

Thứ tư, 08/07/2020 22:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan Mỹ (ICE) ngày 6/7 thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới, đang khiến hàng triệu học sinh quốc tế gặp nhiều khó khăn.

Hàng triệu sinh viên quốc tế có nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ, nếu các trường học chuyển sang học trực tuyến - Ảnh: Reuters

Hàng triệu sinh viên quốc tế có nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ, nếu các trường học chuyển sang học trực tuyến - Ảnh: Reuters

Theo ICE, sinh viên quốc tế giữ visa F-1 (du học sinh các trường trung học, cao đẳng, đại học) và M-1 (người học nghề) ở Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình học online 100% vào mùa thu tới.

Những người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp và có thể bị trục xuất. Với những du học sinh đã rời khỏi Mỹ nhưng có chương trình học 100% online, hải quan Mỹ tại sân bay sẽ không cho nhập cảnh.

Thông báo từ ICE cũng giải thích rằng theo quy định, sinh viên dạng F-1 không được phép học toàn bộ các lớp online, và nếu học hoàn toàn online, sinh viên sẽ phải có “biện pháp khắc phục” để có thể ở lại Mỹ hợp pháp, như xin nghỉ vì lý do y tế hay giảm số lớp học.

Quyết định mới này của ICE đang đẩy các du học sinh quốc tế vào tình huống khó xử, với thử thách giữa việc tiêp tục theo học hoặc bỏ dở.

Theo Viện Giáo dục quốc tế, du học sinh chiếm 5,5% trong tổng sinh viên theo học giáo dục đại học tại Mỹ, tương đương 1,1 triệu người vào năm học 2018-2019.

“Quyết định không thể tin được”

Khi chuông điện thoại reo vào sáng thứ Ba, Raul Romero gần như không ngủ.

Sinh viên 21 tuổi người Venezuela đang nhận học bổng tại Đại học Kenyon của Ohio, đã dành hàng giờ để suy nghĩ về các lựa chọn của mình sau khi Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan Hoa Kỳ công bố hôm thứ Hai.

Raul Romero vẫn lạc quan nói rằng anh sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức. Tuy nhiên, cảnh báo về một đợt bùng phát Covid-19 mới tại địa phương có thể buộc nhà trường phải đình chỉ các lớp học trực tiếp trong năm. Nếu điều đó xảy ra, chàng thực tập sinh này có thể cần phải về nhà.

Romero là một trong hàng trăm ngàn sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ có thị thực F-1 và M-1 phải đối mặt với viễn cảnh phải rời khỏi quốc gia đang bị hoành hành bởi đại dịch Covid-19, nếu trường học của họ chuyển sang dạy trực tuyến hoàn toàn.

Romero, sinh viên người Venezuela không tin nổi quyết định có thể khiến anh phải trở lại quê nhà, nơi đang khủng hoảng nghiêm trọng cả về kinh tế và chính trị - Ảnh: Reuters

Romero, sinh viên người Venezuela không tin nổi quyết định có thể khiến anh phải trở lại quê nhà, nơi đang khủng hoảng nghiêm trọng cả về kinh tế và chính trị - Ảnh: Reuters

Đối với một số sinh viên, học từ xa có thể có nghĩa là phải tham gia các lớp học vào giữa đêm, đối mặt với việc không thể truy cập hoặc không có internet để vào lớp học, mất chi phí giảng dạy, hoặc phải ngừng tham gia nghiên cứu. Một số đang xem xét dành thời gian nghỉ ngơi hoặc bỏ hẳn chương trình học tập của mình.

Hàng trăm sinh viên trong cuộc chia sẻ mới nhất với Reuters đã mô tả cảm giác bối rối và thất vọng trước quyết định của chính quyền Tổng thống Trump.

Hiện Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc và xung đột chính trị, Romero nói rằng mẹ và anh trai của anh đang sống nhờ tiền tiết kiệm của họ, đôi khi phải vật lộn để tìm thức ăn và không thể truy cập internet tại nhà.

“Nghĩ về bản thân mình khi phải quay lại cuộc xung đột đó, trong khi các lớp học của mình tiếp tục diễn ra trong một sân chơi hoàn toàn bất bình đẳng với các bạn cùng lớp”, anh nói. “Tôi không thể tin được về quyết định này”.

Điều khó khăn với Romero vào lúc này là anh có cách nào để trở về, bởi hiện tại không có chuyến bay nào giữa Mỹ và Venezuela.

Làm việc từ xa, chuyện không phải dễ

Tại các trường đã công bố quyết định tổ chức các lớp học trực tuyến hoàn toàn, học sinh đang vật lộn với thông báo ngụ ý về cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ sẽ bị đảo lộn.

Các trường đại học gần như bất lực trong việc giúp các học sinh điều hướng sự thay đổi khó chịu này.

Hơn 1/2 sinh viên, học sinh quốc tế tại Mỹ đến từ châu Á. Năm học 2018 - 2019, Mỹ có 370.000 sinh viên đến từ Trung Quốc, 202.000 sinh viên đến từ Ấn Độ và 52.000 sinh viên đến từ Hàn Quốc.

Lewis Picard, 24 tuổi, một sinh viên người Úc đang làm nghiên cứu tiến sĩ năm thứ hai về vật lý thực nghiệm tại Đại học Harvard, đã nói chuyện không ngừng nghỉ với đối tác của mình về quyết định này. Họ đang sở hữu thị thực F-1 tại các trường khác nhau.

Đại học Harvard cho biết hôm thứ Hai họ có kế hoạch tiến hành các khóa học trực tuyến vào năm tới. Sau thông báo của ICE, Hiệu trưởng nhà trường, ông Larry Bacow, nói rằng Harvard rất quan tâm đến việc họ sẽ tạo ra cho sinh viên quốc tế một vài lựa chọn.

Việc phải rời khỏi thành phố “sẽ hoàn toàn đặt một rào cản trong nghiên cứu của tôi”, Lewis Picard nói. “Về cơ bản, không có cách nào để tôi có thể làm việc được từ xa. Chúng tôi đã có sự chậm trễ lớn trong giai đoạn đại dịch, và chúng tôi đã rất mong mỏi để có thể bắt đầu quay trở lại phòng thí nghiệm”.

Việc tiến hành các khóa học trực tuyến có nghĩa Picard và đồng nghiệp của mình sẽ phải tách ra. “Kế hoạch cho trường hợp xấu nhất là cả hai chúng tôi phải trở lại đất nước của mình”, anh nói.

Các sinh viên quốc tế đứng trước lựa chọn khó khăn đối với quyết định của ICE - Ảnh: Reuters

Các sinh viên quốc tế đứng trước lựa chọn khó khăn đối với quyết định của ICE - Ảnh: Reuters

Không thể chuyển giao trong tháng 7

Aparna Gopalan, 25 tuổi, sinh viên gốc Ấn Độ đang làm tiến sĩ nhân chủng học năm thứ tư tại đại học Harvard, cho biết đề xuất của ICE rằng sinh viên có thể chuyển sang các trường đại học trực tiếp là không thực tế chỉ vài tuần trước khi các lớp học bắt đầu.

“Đây là điều hoàn toàn thiếu hiểu biết về cách hoạt động học thuật”, Aparna nói. “Bạn không thể chuyển đổi trường học ngay tháng 7 này. Đó không phải là những gì sẽ xảy ra”.

Khác với Picard và Aparna, những người khác đang cân nhắc rời khỏi chương trình của họ hoàn toàn nếu họ không thể học tập tại Hoa Kỳ và mang theo tiền học phí của họ.

Sinh viên quốc tế thường trả đầy đủ chi phí học tập, giúp các trường đại học tài trợ học bổng và “bơm” gần 45 tỷ đô la vào nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2018.

“Thật vô nghĩa khi trả tiền cho một nền giáo dục Mỹ mà bạn lại không thực sự nhận được từ một nền giáo dục Mỹ”, Olufemi Olurin, 25 tuổi, người Bahamas, đang lấy bằng MBA ngành quản lý chăm sóc sức khỏe tại Đại học Đông Kentucky.

“Đó là một câu chuyện đau lòng”, Olufemi nói. “Tôi đã xây dựng cuộc sống của mình ở đây. Là một người nhập cư, ngay cả khi bạn tuân thủ luật pháp, bạn vẫn có thể bị lôi tuột khỏi tổ ấm”.

Benjamin Bing, 22 tuổi, đến từ Trung Quốc, người dự định học ngành khoa học máy tính tại Carnegie Mellon vào mùa thu, cho biết anh không còn cảm thấy được chào đón ở Hoa Kỳ. Anh và bạn bè của mình đang cân nhắc khả năng lựa chọn việc học tập ở Châu Âu.

“Tôi cảm thấy như nó đá văng mọi người”, Benjamin nói về Hoa Kỳ. “Chúng tôi thực sự đã trả học phí để học ở đây và chúng tôi không làm gì sai cả”.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế