Sợ bị kẻ xấu trà trộn móc túi, quấy rối, sinh viên ĐHQG TP HCM muốn có xe buýt nội bộ
(CLO) Nhiều sinh viên mong muốn có tuyến xe buýt nội bộ trong khu đô thị ĐHQG TP HCM để đi lại thuận tiện. Các em cho rằng chuyến xe buýt nên bắt đầu sớm hơn từ 5h và kết thúc muộn tầm 22-23h.
Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP HCM vừa có khảo sát về nhu cầu sử dụng xe buýt của hơn 18.000 sinh viên nội trú. Kết quả cho thấy, có 34,94% sinh viên có nhu cầu đi lại bằng xe buýt, điểm đến nhiều nhất là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (24%), Trường ĐH Bách khoa (21,12%), Trường ĐH Khoa học tự nhiên (17,89%) và Trường ĐH Kinh tế - Luật (14,9%).

Đa số số sinh viên cho rằng việc đặt các trạm dừng xe buýt trên các tuyến chưa hợp lý
Bài liên quan
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Tai nạn xe buýt trường học khiến hàng chục người thương vong ở Indonesia
Hà Nội: Xử lý nghiêm xe buýt đón trả khách không đúng quy định, lạng lách
Đề xuất mở thêm 2 tuyến xe buýt mui trần phục vụ du khách TP HCM
Đa số số sinh viên cho rằng việc đặt các trạm dừng xe buýt trên các tuyến chưa hợp lý, nhiều trạm chờ không có mái che, biển báo… Bên cạnh đó, một số sinh viên nữ vẫn còn e ngại khi di chuyển bằng xe buýt vì tình trạng kẻ xấu trà trộn móc túi, quấy rối.
Cùng với đó, gần một nửa số sinh viên khảo sát bày tỏ mong muốn có tuyến xe buýt nội bộ trong khu đô thị ĐHQG TP HCM để đi lại thuận tiện. Sinh viên cho rằng các chuyến xe buýt nên bắt đầu sớm hơn từ 5h và kết thúc muộn tầm 22-23h; giãn cách giữa 2 chuyến giờ cao điểm rút ngắn 3-5 phút/chuyến, giá vé 3.000đ/lượt.
PGS - TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho biết mặc dù có hơn 8.000 sinh viên của Bình Dương và Đồng Nai đang học tập tại ĐHQG TP HCM. Tuy nhiên, vẫn chưa có tuyến xe buýt của 2 địa phương này đến ĐHQG TP HCM. Nếu có tuyến xe buýt kết nối với khu đô thị ĐHQG TP HCM và được trợ giá thì sẽ giải quyết được nhu cầu đi lại của rất nhiều sinh viên ở 2 địa phương này.
Theo ông, việc đầu tư các tuyến xe buýt nội bộ phủ khắp các đơn vị tại khu đô thị là điều rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu đi lại của sinh viên. Từ đó tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng trong sinh viên, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông.