Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ gia tăng mạnh

Thứ sáu, 23/07/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi số ca mắc COVID-19 tại Mỹ được báo cáo trong vài tháng qua đã giảm, quốc gia này lại bắt đầu chứng kiến số ca nhiễm gia tăng trở lại trong tháng 7.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một em nhỏ tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 9/7/2021. Ảnh: AFP

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một em nhỏ tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 9/7/2021. Ảnh: AFP

Theo trang worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, tính đến 6 giờ sáng 23/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận trên 528.000 ca bệnh COVID-19 và hơn 8.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 193 triệu ca, trong đó hơn 4,15 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ với trên 51.700 ca, Indonesia 49.509 ca và Brazil 49.222 ca. Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia với 1.449 ca, Brazil 1.326 ca và Nga 796 ca.

Như vậy, sau một thời gian giảm, số ca mắc mới ở Mỹ lại tăng trở lại trong tháng 7 và hiện đứng đầu thế giới. Đáng chú ý, đã có trên 4 triệu trẻ em ở Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.

Theo một báo cáo mới nhất của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng, tính đến ngày 15/7, đã có gần 4,09 triệu trẻ em mắc COVID-19. Chỉ trong một tuần (tính đến hết ngày 15/7), đã có hơn 23.500 ca mắc COVID-19 là trẻ em. Tính tổng thể, trẻ em chiếm 14,2% tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ. Theo báo cáo trên, trẻ em chiếm từ 1,3 đến 3,6% tổng số ca nhập viện và đến 0,26% tổng số ca tử vong do COVID-19.

Các số liệu của AAP cho rằng mặc dù cho đến thời điểm này, có vẻ như các ca nặng do COVID-19 là rất hiếm gặp ở trẻ em, song vẫn rất cần phải thu thập thêm dữ liệu về các tác động lâu dài hơn của đại dịch với đối tượng này, bao gồm cả những cách mà virus có thể gây hại đến sức khỏe thể chất lâu dài của những trẻ em nhiễm bệnh, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc.

Trong khi đó, theo hãng tin CNN, số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 6 vừa qua. Trong khi các ca lây nhiễm mới chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng người trưởng thành chưa tiêm phòng vaccine, nhiều trẻ em - trong đó đa số chưa đủ điều kiện để được tiêm phòng - bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng trẻ em sẽ phải "gánh chịu" dịch bệnh nếu những người Mỹ trưởng thành không tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Trả lời phỏng vấn CNN, Giáo sư Peter Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới tại Đại học Y Baylor cho biết: “Dường như virus này không nhằm vào trẻ em, mà chỉ là quá nhiều người không tiêm vaccine sẽ nhiễm biến thể Delta có nguy cơ lây lan nhanh, nên trẻ em bị cuốn theo".

Ngày 22/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đang có kế hoạch mở rộng đối tượng tiêm chủng, theo đó nước này cân nhắc đưa trẻ dưới 12 tuổi vào diện tiêm vaccine phòng COVID-19 vào trước cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới.

Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cho biết 200 triệu người dân châu Âu đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, chiếm hơn một nửa số người trưởng thành ở khối này.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Dana Spinant cho biết căn cứ vào dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu, 54,7% số người trưởng thành đã được tiêm phòng đầy đủ với 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine của hãng Johnson&Johnson. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tiêm đầy đủ cho 70% người trưởng thành vào mùa Hè này. Trong khi đó, có 68,4% số người trưởng thành trong EU đã tiêm mũi vaccine đầu tiên.

EU bắt đầu thực hiện chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 chậm hơn so với Anh và Mỹ do thiếu nguồn cung vaccine. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen ngày 10/7 thông báo rằng EU có đủ lượng vaccine để tiêm cho ít nhất 70% người trưởng thành trong tháng này.

Theo số liệu chính thức của hãng tin AFP, trên 440 triệu liều vaccine đã được sử dụng ở EU, tức là 98,4 liều/100 người trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 102,4/100 người.

Trong bối cảnh số ca mắc mới bệnh COVID-19 đang tiếp tục tăng lên trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận rằng làn sóng lây nhiễm và tử vong mới đã bắt đầu, đồng thời cho rằng thế giới đang sử dụng vaccine chưa hợp lý.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh lẽ ra đại dịch COVID-19 có thể đã được kiểm soát nếu vaccine được phân bổ công bằng hơn. Tiến sĩ Ghebreyesus cho rằng vaccine là công cụ mạnh mẽ và thiết yếu trong cuộc chiến chống lại đại dịch nhưng thế giới đang "phung phí" nguồn lực này khi các nước giàu và các công ty chưa phân phối vaccine một cách công bằng và hợp lý.

Theo ông Ghebreyesus, các chiến dịch tiêm chủng vaccine được triển khai nhằm bảo vệ người dân trên toàn thế giới nhưng hiện mới có 1% dân số ở những quốc gia có thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Do đó, để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng vaccine ngừa COVID-19, Tiến sĩ Ghebreyesus kêu gọi các chính phủ nên chia sẻ vaccine trên toàn cầu và các công ty cần thực hiện đầy đủ những cam kết đã đưa ra về phân phối vaccine. Ông cũng chỉ ra các cách thức để tăng cường sản xuất vaccine, trong đó có việc chia sẻ bí quyết và công nghệ với các công ty khác có khả năng sản xuất hoặc miễn áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với một số sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

T.Toàn

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe