Số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại châu Âu đang gia tăng trở lại

Thứ tư, 01/09/2021 06:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo WHO, số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 đang gia tăng trở lại tại châu Âu, đặc biệt tại các quốc gia nghèo hơn ở khu vực Balkan, Caucasus và Trung Á.

Sự kiện: COVID-19

so ca mac va tu vong do covid 19 tai chau au dang gia tang tro lai hinh 1

Bệnh nhân Covid-19 được chuyển viện tại Entzheim, miền đông Pháp. Ảnh: AFP

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6 giờ ngày 1/9 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 218.433.552 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.531.666 ca tử vong. Số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua là 536.486 và 8.085 ca tử vong mới.

Đến nay, số bệnh nhân bình phục trên toàn cầu đã đạt 195.240.829 người, 18.661.057 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 106.137 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về cả ca nhiễm mới với 106.548 ca và số ca tử vong mới với 857 ca. Tiếp theo là Ấn Độ với 43.072 ca nhiễm mới và Anh với 32.181 ca. Nga và Brazil lần lượt đứng thứ hai và thứ ba về ca tử vong mới, với 795 và 770 ca.

Dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp tại châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đến tháng 12/2021 có thể sẽ có thêm 236.000 người tử vong do COVID-19 tại châu Âu, qua đó báo động về tình trạng gia tăng lây nhiễm cũng như công tác tiêm chủng đình trệ ở châu lục này.

Giám đốc WHO tại châu Âu Hans Kluge cho biết con số dự báo trên được đưa ra dựa trên số ca tử vong do COVID-19 thực tế tại châu Âu trong 1 tuần qua đã tăng 11%, trong bối cảnh số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt 4,5 triệu người, trong đó, khoảng 1,3 triệu ca ở châu Âu. Theo ông Kluge, số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 đang gia tăng trở lại tại châu Âu, đặc biệt tại các quốc gia nghèo hơn ở khu vực Balkan, Caucasus và Trung Á.

Ông Kluge cho biết có 33 trong tổng số 53 nước châu Âu là thành viên của WHO ghi nhận số ca nhiễm mới tăng trên 10% trong 2 tuần qua, phần lớn là những nước nghèo hơn. Ông nhấn mạnh tốc độ lây nhiễm tại châu Âu hiện nay rất đáng lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng trong các nhóm người ưu tiên tại một số quốc gia ở mức thấp. Đến nay, khoảng 50% dân số châu Âu đã hoàn thành tiêm chủng. Trong 6 tuần qua, tốc độ tiêm chủng tại châu Âu đã giảm 14% do tình trạng thiếu vaccine và nhiều loại vaccine chưa được cấp phép tại nhiều nước.

Trogn khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến nghị các nước thành viên đưa 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, ra khỏi danh sách miễn trừ quy định hạn chế hoạt động đi lại không thiết yếu trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19.

Thông cáo của Hội đồng châu Âu nêu rõ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Israel, Kosovo, Liban, Montenegro, Cộng hòa Bắc Macedonia và Mỹ đã bị loại khỏi danh sách miễn trừ.

Thời gian qua, EU áp dụng quy định hạn chế các hoạt động đi lại không thiết yếu đến khu vực này từ các quốc gia bên ngoài và 8 đối tác gồm Iceland, Lichtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ, Andorra, Monaco, San Marino và Tòa thánh Vatican.

Tháng 6 vừa qua, EU đã khuyến nghị các nước thành viên dỡ bỏ hạn chế các hoạt động đi lại không thiết yếu từ Mỹ, ngay trước thời kỳ cao điểm du lịch mùa hè. Thời điểm đó tình hình dịch bệnh tại Mỹ được cải thiện rõ rệt với chiến dịch tiêm phòng quy mô lớn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số ca mắc mới tại Mỹ tăng trở lại chủ yếu do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh và một bộ phận lớn người dân từ chối tiêm vaccine phòng bệnh.

Trong khi đó, Mỹ đã ngừng tiếp nhận hầu hết du khách quốc tế kể từ khi đại dịch bùng phát, kể cả với người từ các nước EU và vẫn duy trì biện pháp này sau khi EU mở cửa trở lại. Ngày 30/8, Nhà Trắng thông báo đang cân nhắc điều chỉnh các quy định với tiêu chí tăng cường các nỗ lực bảo vệ người dân Mỹ và có thể dần dần cho phép người nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ đến Mỹ.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe
TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe