Sở GD&ĐT TP.Cần Thơ: Giữ vững nội lực, phát huy vị thế

Thứ sáu, 03/04/2015 16:51 PM - 0 Trả lời

Sở GD&ĐT TP.Cần Thơ: Giữ vững nội lực, phát huy vị thế

(NB&CL) - Được xem là “đầu tàu” trong các ngành giáo dục tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xuyên suốt những năm vừa qua TP.Cần Thơ luôn nỗ lực ở mọi công tác để mang lại hiệu quả đích thực. Với thương hiệu ấy, có lẽ một trong những nền tảng mà Sở Giáo dục & Đào tạo TP.Cần Thơ đã tạo dựng thành công chính là việc giữ vững nội lực để phát huy vị thế.
 Báo Công luận 
Nâng tầm hiệu quả quản lý giáo dục
 
Hiện nay, quản lý Nhà nước về giáo dục đã có nhiều tiến bộ, trong đó quản lý chất lượng giáo dục được thực hiện ngày một thực chất hơn. Nắm được tình hình này, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.Cần Thơ đã triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Với giáo dục mầm non, Sở thực hiện đại trà chương trình giáo dục mầm non mới. Với giáo dục phổ thông, Sở thực hiện dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém và vận dụng các giải pháp phù hợp nhằm giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học; đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thể chất, hướng nghiệp và giáo dục pháp luật. Giáo dục thường xuyên cũng đang đáp ứng đáng kể nhu cầu học tập của một bộ phận nhân dân. Riêng về giáo dục chuyên nghiệp, tiếp tục mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo góp phần phát triển nguồn nhân lực thành phố và từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội. 
 
Cũng trong hướng đi này, công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập được Sở Giáo dục & Đào tạo TP.Cần Thơ cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng xã hội quan tâm và không ngừng được củng cố. Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực, nhất là về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 
 
Một trong những điểm nhấn cho chiến lược nâng tầm hiệu quả quản lý giáo dục đó là việc xã hội hóa giáo dục. Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ và 5 năm thực hiện Quyết định số 2525/ QĐ-UBND của UBND TP.Cần Thơ, cuộc vận động xã hội hóa giáo dục đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, mạng lưới cơ sở giáo dục ngoài công lập tiếp tục phát triển với các loại hình, phương thức hoạt động đa dạng. Đồng thời xây dựng được phong trào học tập trong mọi tầng lớp nhân dân khắp các địa bàn dân cư với nhiều loại hình đặc thù, tạo điều kiện để ngày càng nâng cao mức hưởng thụ về thành quả giáo dục của cộng đồng, đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo, góp phần thực hiện công bằng giáo dục. Ngoài ra, những gặt hái từ các phong trào xã hội hóa giáo dục như cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tich cực” đã từng bước làm cho chương trình xã hội hóa giáo dục của TP.Cần Thơ đi vào đời sống thực tiễn, góp phần giữ vững nội lực từ bấy lâu nay của ngành giáo dục TP. Cần Thơ– là chất lượng về mặt quản lý giáo dục.
 
Báo Công luận 
 
Giám đốc Sở GD&ĐT T.P Cần Thơ Trần Trọng Khiếm
 
Phát huy vị thế!
 
Được xếp hạng là ngành giáo dục có chất lượng dẫn đầu tại Đồng bằng Sông Cửu Long, trong năm 2014 và tương lai tới, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.Cần Thơ tiếp tục đưa ra những phương án trọng tâm, nhằm phát huy hơn nữa vị thế mình đang có. Cụ thể, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.Cần Thơ tiếp tục thực hiện 4 công tác, gồm: 
 
Một, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục. Trong đó, chú trọng việc tham mưu, trình Thành ủy thành phố Dự thảo Nghị quyết về “Xây dựng cơ sơ vật chất cho sự nghiệp giáo duc - đào tạo, chăm sóc sức khỏe và văn hóa thể thao ơ xã, huyện gắn với xây dựng nông thôn mới”. Tiếp tục trình UBND thành phố Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020; Kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quy hoạch Phát triển giáo dục và đào tạo TP.Cần Thơ giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030; Đề án Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020; Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011-2020... Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các công tác kiện toàn tổ chức, đổi mới quản lý, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phong trào ở các cấp…
 
Hai, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó, Sở tiếp tục tham mưu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2014. Một tín hiệu đáng mừng cho định hướng này là sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Việc triển khai đồng bộ theo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 hay thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đối với dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú và chú trọng nâng dần chất lượng học tiếng Việt của học sinh cũng được quan tâm không kém.
 
Ba, phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Về hướng đi này, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.Cần Thơ sẽ triển khai xây dựng và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của thành phố.
 
Bốn, tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Đây có lẽ sự đột phá mạnh mẽ mà Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Cần Thơ đang tiến hành thực hiện để hòa nhập với xu thế chung, từng ngày phát triển giáo dục theo hướng hiện đại hóa. Phân tích về cách làm này, ông Trần Trọng Khiêm– Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Cần Thơ- cho biết: “Sở tiếp tuc thực hiện đổi mới cơ chế tài chinh giáo duc nhằm huy động, phân bổ, sử dung hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo duc. Trong đó, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo duc và thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản được Sơ hết sức quan tâm. Làm tốt 2 nhiệm vu trên sẽ phát huy được vị thế của ngành giáo duc Cần Thơ nói riêng và đóng góp cho quá trình phát triển của ngành giáo duc cả nước nói chung”.
 
Hùng Sơn-Hồng Ân
 
Bốn nỗi lo của Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo TP. Cần Thơ
 
Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo TP. Cần Thơ Trần Trọng Khiếm chia sẻ ngắn với NB&CL những tồn tại của ngành giáo dục địa phương hiện nay. Theo ông Khiếm, chương trình giáo dục theo kiểu “cào bằng” hiện nay đã bộc lộ nhiều nhược điểm. “Không thể có một chương trình chung cho mọi học sinh từ miền xuôi đến miền ngược. Học sinh ở vùng núi cao, xa xôi hẻo lánh rất khó theo kịp chương trình mà một học sinh tại thành phố lớn hiện đại đang cùng theo học. Một nơi thiếu mọi điều kiện còn một nơi lại đầy đủ các tiện nghi cho học tập” ông Khiếm nói. Theo ông, nên chăng Nhà nước đưa ra một chương trình gồm 2 phần: phần cứng khoảng 70%, còn phần mềm là 30%. Học sinh các vùng khó khăn chỉ cần đạt “phần cứng”, phần mềm là sự uyển chuyển của từng địa phương. 
 
Về sự đãi ngộ cho đội ngũ quản lý giáo dục hiện tại cũng bất cập. Ông Khiếm cho rằng, thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp hoặc làm công tác quản lý ở trường học có thu nhập cao hơn hẳn cán bộ ở Sở, phòng vì họ có nhiều khoản “phụ thu” khác. Cán bộ quản lý giáo dục hầu như được “chỉ định” chứ không ai muốn về! Đó là thực trạng không chỉ ở Cần Thơ mà diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
 
Một vấn đề nhức nhối từ lâu của ngành giáo dục địa phương là thiếu thốn cơ sở vật chất. “Cần Thơ là thành phố lớn của Tây Nam bộ, song nhiều trường học vẫn còn nghèo, thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, nhất là trong hệ thống trường công lập. Nếu xét theo tiêu chuẩn cấp quốc gia thì nhiều trường học chúng tôi vẫn chưa đạt”- ông Khiếm cho biết. Chính vì vậy, trong đề án phát triển giáo dục địa phương, Cần Thơ đặt mục tiêu rất lớn cho việc xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cho trường học.
 
Chuyện trình độ của giáo viên đứng lớp cũng là vấn đề lo lắng của người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo Cần Thơ. “Mặc dù chúng tôi đã thay thế dần đội ngũ giáo viên dạy học tại các trường, không còn kiểu “kiêm nhiệm” như trước nhưng trình độ giáo viên hiện nay cũng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển ngày cao của xã hội. Bên cạnh đó, trình độ giáo viên hiện cũng không đồng đều khiến kết quả giáo dục hiện tại của Cần Thơ cũng thăng trầm theo”- ông Khiếm chia sẻ.
 
H. Sơn (Ghi)
 

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục