Sóc Trăng: Thị xã Ngã Năm phấn đấu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

Thứ năm, 05/12/2019 09:43 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau nhiều năm nỗ lực vượt khó, đến nay thị xã Ngã Năm có 05/05 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Theo kế hoạch, từ đây đến 2020 thị xã Ngã Năm sẽ hoàn thành xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng bền vững.

Từ khi Chương trình xây dựng Nông thôn mới được triển khai, hầu hết các xã của thị xã Ngã Năm đều có xuất phát điểm thấp, trung bình các xã chỉ đạt dưới 7 tiêu chí (xã Tân Long 9 tiêu chí, Mỹ Quới 7 tiêu chí, Long Bình 6 tiêu chí, Mỹ Bình 7 tiêu chí và xã Vĩnh Qưới 5 tiêu chí), thì đến nay Ngã Năm có 05/05 xã đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, tăng 03 xã so với giai đoạn 2011-2015.

Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị xã trong năm 2010 từ 27 triệu đồng/người/năm đã tăng lên 47,22 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,3% (giảm trên 86%); lao động có việc làm thường xuyên đạt 92,78%; tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn chiếm 98,84%, hệ thống giao thông được triển khai đồng bộ, nhiều tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa chiếm tỷ lệ 69,72% cơ bản đảm bảo phục vụ cho sản xuất, đời sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Diện mạo nông thôn ở thị xã Ngã Năm ngày càng khởi sắc.

Diện mạo nông thôn ở thị xã Ngã Năm ngày càng khởi sắc.

Ông Nguyễn Văn Thứ - Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ngã Năm, cho biết: Để đạt được những kết quả trên, thị xã Ngã Năm đã tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới. Từ đó, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn theo từng vùng phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, gắn với chế biến và liên kết tiêu thụ nông sản như mô hình trồng cây ăn trái, nuôi gà tàu thả vườn, chăn nuôi gia súc theo hướng gia trại, trang trại...

Ngoài ra, thị xã còn tranh thủ các nguồn vốn chuyển giao khoa học kỹ thuật và các mô hình tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao được người dân đồng tình và nhân rộng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản, xây dựng cửa hàng an toàn thực phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc sản địa phương, các sản phẩm tiềm năng OCOP, tạo địa điểm tin cậy, cung cấp thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng Nông thôn mới, địa phương cũng đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong huy động sức dân, tránh chạy theo thành tích, chọn những tiêu chí dễ làm trước khó làm sau nên các hoạt động chính sách do thị xã phổ biến đều được người dân đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân tích cực tham gia vào việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới như tự nguyện hiến đất, đóng góp vốn, ngày công lao động để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi, thủy nông nội đồng.

Điều này đã được thể hiện rõ nét trong những con số đóng góp của người dân những năm thực hiện xây dựng nông thôn mới vừa qua. Cụ thể, trong số tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của thị xã là 1.056.487 triệu đồng thì vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 13.274 triệu đồng.

Cũng theo ông Thứ, mục tiêu của thị xã Ngã Năm trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn các xã phải chuyển từ lượng sang chất, phấn đấu đến năm 2020 thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và có 01 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Tân Long). Mà để làm được điều đó, thời gian tới thị xã cần phải tập trung sức mạnh cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng tham gia xây dựng nông thôn mới, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ của các cấp các ngành.

Đồng thời, tập trung chỉ đạo các xã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, sát với tình hình thực tế, nhất là xây dựng kế hoạch thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, để từng bước hoàn thành nâng cao chất lượng các tiêu chí và giảm nghèo bền vững.

Minh Luân

Tin khác

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

(CLO) Ngày 19/4, Đội 11, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết đã lập biên bản vi phạm hành chính trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Đời sống
“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống