Sôi động “game” tăng vốn, thoái vốn, mua bán nợ ngân hàng

Thứ hai, 14/06/2021 14:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, ngành ngân hàng thực sự gây chú ý tới nhà đầu tư bởi hàng loạt “game” tăng vốn, thoái vốn và bán công ty con. Đây thực sự là những nhân tố giúp cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn nhà đầu tư.

Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng vẫn diễn ra sôi động.

Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng vẫn diễn ra sôi động.

“Game” tăng vốn ngày càng sôi động

Cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ của ngành ngân hàng không phải bây giờ mới bắt đầu mà đã diễn ra từ khá lâu. Sang đến năm nay, các ngân hàng lại một lần nữa ồ ạt trình cổ đông kế hoạch tăng thêm vốn điều lệ.

Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của BIDV đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 48.500 tỷ đồng, tương đương tăng 20,6% trong giai đoạn 2021 – 2022. Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Đồng thời, BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ của Vietcombank là đạt 50.401 tỷ đồng, tức tăng 3.076 tỷ đồng. Tại VietinBank, ngân hàng dự kiến đẩy vốn điều lệ lên mức 54.134 tỷ đồng trong năm nay.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân, ngày 20/5 vừa qua, SHB đã phát hành hơn 175 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên mức hơn 19.260 tỷ đồng, vốn tự có lên 38.959 tỷ. Ngoài ra, SHB sẽ tăng vốn từ việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 100:28, giá chào bán dự kiến 12.500 đồng/cổ phiếu, thời gian phát hành dự kiến là quý 3/2021.

Tương tự, ngân hàng ACB cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm gần 5.404 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. VIB cũng được phép tăng vốn điều lệ tối đa thêm gần 4.438 tỷ đồng bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 40% cho cổ đông hiện hữu.

Ngoài ra, loạt ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn như MB đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 38.676 tỷ đồng; VietABank tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng bằng trả cổ tức bằng cổ phiếu; Ngân hàng Bản Việt lên phương án tăng vốn thêm hơn 1.000 tỷ đồng; VietBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 4.780 tỷ đồng; SCB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa thêm 5.000 tỷ đồng thông qua việc chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Thậm chí, ngân hàng ABBank cũng lập phương án tăng vốn điều lệ từ 5.713 tỷ đồng lên hơn 9.409 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương tăng gần 65%.

Theo SSI Research, có khoảng 16 ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2021 và đã được ĐHĐCĐ thông qua.

1

Cụ thể, vốn điều lệ tại các ngân hàng này theo kế hoạch tăng 82.700 tỷ đồng (tăng 31% so với năm 2020). Chiếm 75% con số này (tương đương 61.800 tỷ đồng) ước tính tăng thông qua phương án chia tách cổ phiếu.

Còn lại, số vốn khoảng 18.300 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 22%), được tăng từ phát hành riêng lẻ và/hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu. Số ít sẽ được thông qua phát hành ESOP, với tổng giá trị khoảng 2.600 tỷ đồng (3%).

Dồn dập thoái vốn, mua bán nợ

Tháng 5/2021, VPBank hoàn tất bán 49% vốn công ty con trong lĩnh vực tài chính FE Credit cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC – công ty con thuộc SMFG (Nhật Bản) - thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng, giá trị giao dịch có thể đóng góp 26.500 đồng vào lãi trước thuế của VPBank năm 2021.

Tương tự, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 tháng 4, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB cho biết ngân hàng đã lựa chọn được 2 -3 đối tác nước ngoài lớn để đàm phán thoái vốn tại SHB FC. HSB cũng đặt mục tiêu chuyển nhượng vốn tại SHB Lào và SHB Campuchia cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, thời gian qua, nhiều nhà băng đang tiếp tục rao bán thanh lý tài sản đảm bảo và các khoản nợ tồn đọng.

Gần nhất, VietinBank thông báo sẽ tổ chức bán đấu giá cảng cạn Đình Vũ- Quảng Bình, tài sản đảm bảo cho khoản nợ của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình với tổng giá trị đến 21/5 là gần 197 tỷ đồng, nợ gốc là hơn 161 tỷ đồng. Giá chào bán khởi điểm cho tài sản trên là hơn 258 tỷ đồng. Ngân hàng từng rao bán khoản nợ này giữa năm 2020.

Sacombank cũng đang công bố loạt bất động sản chào bán với giá trị hơn nghìn tỷ đồng. Tài sản được bán đấu giá lớn nhất là bất động sản trên đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Hải, Hải An với giá khởi điểm 400 tỷ đồng.

Ngoài ra, đầu tháng 6/2021, Agribank bán đấu giá khoản nợ của Công ty Vận tải Biển Đông với giá khởi điểm 473 tỷ đồng. BIDV cũng đang rao bán một khoản nợ khủng có tài sản đảm bảo là nhà hàng, tiệc cưới.

Tương tự, Vietcombank dồn dập thông báo phát mại lần thứ 4 tài sản đảm bảo thanh lý nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 22, tờ bản đồ số 62, địa chỉ tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng với giá chào bán là 74,3 tỷ đồng. Vietcombank cũng đang rao bán tài sản đảm bảo của CTCP Thủy Sản với giá khởi điểm hơn 16 tỷ đồng.

Thanh Thư

Tin khác

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm