Sớm đưa bãi cọc Cao Quỳ vào danh mục đề xuất xếp hạng di tích quốc gia

Thứ ba, 21/01/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều nhà nghiên cứu, khoa học cho rằng việc phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho thấy tầm vĩ đại và quy mô rộng lớn của trận chiến Bạch Đằng Giang năm 1288, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đưa ra hướng bảo tồn.

Sớm đưa khu vực bãi cọc Cao Quỳ vào danh mục kiểm kê, để xếp hạng Di tích cấp thành phố và đề xuất xếp hạng Di tích Quốc gia- đề nghị của Cục Phó Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành đã nhận được sự tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ do UBND thành phố Hải Phòng và Viện Khảo cổ học tổ chức ngày 21/12 vừa qua. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu, khoa học cho rằng việc phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho thấy tầm vĩ đại và quy mô rộng lớn của trận chiến Bạch Đằng Giang năm 1288, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đưa ra hướng bảo tồn.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia:

Anh-D-T-Quoc-TTTre

Hiếm có một nơi nào có một di chỉ khảo cổ hoàn chỉnh với các tầng đất và hiện vật trong đất như ở Cao Quỳ. Vị trí phát hiện cũng rất thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Và tại khu vực này chúng ta có thể trồng một rừng lim nhằm gợi lại lịch sử, tập quán ngày xưa của ông cha ta. Rất mong thành phố Hải Phòng quan tâm lâu dài và bền vững đối với di chỉ khảo cổ có giá trị đặc biệt quan trọng này.

GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia:

Vu Minh Giang (70)

Bãi cọc gỗ được khai quật tại xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) là một phát hiện cực kỳ quan trọng để giúp chúng ta có những nhận thức hết sức mới về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông. Từ đó mở ra rất nhiều hướng nghiên cứu mới, trên cả phương diện về khảo cổ học, lịch sử quân sự và kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời, giúp có thêm căn cứ khoa học để phát huy hơn nữa truyền thống Bạch Đằng mà thành phố Hải Phòng đã đề cao trong thời gian qua… Ý tưởng xây dựng một bảo tàng tái hiện lại trận chiến Bạch Đằng sẽ làm sống lại khí thế hào hùng của thời chống quân Nguyên Mông, tái hiện lại sự đóng góp to lớn của nhân dân trong việc xây dựng trận địa này. Làm sao quân đội có thể lên rừng chặt cây gỗ, rồi chuyển về, làm sao giữ được bí mật khi nơi đây cách Vạn Kiếp có mấy chục cây số, quân Nguyên Mông đóng ở đó nhưng không biết về trận phục kích?; Làm sao quân đội thời Trần biết được lúc nào triều lên, triều xuống mà đây là chế độ bán nhật triều (một ngày thủy triều lên xuống 2 lần), phải có sự giúp đỡ của nhân dân. Những điều đó nếu được tái hiện ở bảo tàng sẽ giúp thể hiện nghệ thuật quân sự của cha ông và đóng góp của nhân dân ở trận chiến lịch sử Bạch Đằng. Việc phát hiện bãi cọc ở Cao Quỳ đã có thêm căn cứ khoa học để phát huy hơn nữa truyền thống ấy.

GS. Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam:

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ có một ý nghĩa đặc biệt để giới nghiên cứu nhận thức rõ hơn, đúng đắn, đầy đủ sát thực hơn về chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần. Từ lâu giới khoa học đã cố gắng làm rõ sự kiện lịch sử này, và qua việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ đã xác định được rõ hơn những nghiên cứu từ trước đến nay về chiến thắng Bạch Đằng là đúng, có cơ sở. Vị trí bãi cọc cũng nằm đối diện gần Thiên Long Biển và Hang Son, đại bản doanh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Bãi cọc Cao Quỳ và vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) là khu trung tâm chuẩn bị chiến trường và trung tâm của các trận giao chiến trong chiến dịch Bạch Đằng, vì thế địa phương và Bộ VHTT-DL cần sớm xây dựng hồ sơ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận bãi cọc Cao Quỳ là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan:

08a84064b2245b7a0235

Điều này làm đảo lộn khá nhiều những gì đã biết về trận Bạch Đằng năm 1288. Chúng ta vốn chỉ biết quân dân nhà Trần dẫn dụ, chọn giờ đánh địch để chiến thắng đế chế Nguyên Mông ở dưới khu vực Quảng Yên. Nhưng giờ ở đây lại có bãi cọc này. Ta phải gọi đại chiến công của nhà Trần năm 1288 tại Bạch Đằng là một chiến dịch quân sự chứ không chỉ là một trận chiến đơn thuần.

TS. Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT-DL):

TS. Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL)

Chiến trận Bạch Đằng đã diễn ra từ Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) đến cửa biển Bạch Đằng. Trong khi các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu lại nghiên cứu rời rạc, từng khu vực, bây giờ mới có sự liên kết. Qua đó, ta mới thấy chiến thắng Bạch Đằng lớn lao thế nào. Chúng ta nên khai quật ở nhiều khu vực, xây dựng trận Bạch Đằng bằng hình tượng cụ thể, chứng minh bằng dấu ấn vật chất. Nếu làm được điều này thì sẽ mang lại kết quả rất lớn vì nhiều nhà khoa học quốc tế đã đánh giá trận Bạch Đằng là một trận chiến quốc tế, có thể coi là di sản thế giới. Trước tiên chúng ta nên đưa vào danh mục kiểm kê để có tính pháp lý bảo vệ khu vực này. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong TP.Hải Phòng cho chuyển đổi quyền sử dụng đất khu vực bãi cọc để dành đất này cho di sản, không tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế tại đây.

PV

Tin khác

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa