Sơn La: Đồng loạt dán tem đào trồng để phân biệt với đào rừng

Thứ ba, 12/01/2021 10:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND huyện Vân Hồ (Sơn La) đề xuất dán tem nhãn cho giống đào trồng, để dễ phân biệt với giống đào rừng tự nhiên.

Những cây đào được trồng trên nương, rẫy tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Ảnh: Cao Anh Tuấn.

Những cây đào được trồng trên nương, rẫy tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Ảnh: Cao Anh Tuấn.

Đào bản địa Tây Bắc dễ bị nhầm lẫn với đào rừng

Mới đây, ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm chặt đào rừng chơi Tết. UBND xã Lóng Luông, đã có kiến nghị gửi UBND huyện Vân Hồ (Sơn La) về tình hình, và thực trạng các giống cây đào bản địa được trồng tại địa bàn xã.

Theo UBND xã Lóng Luông, trong 10 năm gần đây, các giống đào bản địa được người dân tập trung, trồng và phát triển khá mạnh và là một trong những giống cây chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân.

Cây đào ở xã Lóng Luông, được người dưới xuôi gọi là đào rừng, nhưng thực chất không phải giống cây mọc hoang dại ở rừng núi, mà là cây đào bản địa do người Mông trồng và chăm sóc tại vườn.

Bản chất các giống đào bản địa là cây tán thấp, khi trưởng thành cao 3 - 4m, ưa sáng, thời gian sinh trưởng khoảng 10 năm;... do đó không thể sinh trưởng xen kẽ trong rừng tự nhiên, thiếu ánh sáng.

Về giá trị kinh tế, nông dân tại Lóng Luông đưa đào ra thị trường bằng 3 hướng: Bán quả, bán cành hoa chơi tết và bán gốc cho các nhà vườn ghép cành.

Do mang lại nhiều giá trị kinh tế, nên Đảng ủy, UBND xã đã có những định hướng để người dân phát triển theo hướng tập trung, chuyển đối các giống ngô, sắn sang trồng đào và một số giống cây ăn quả khác. Kế hoạch của Đảng ủy, UBND xã mỗi năm sẽ tăng 100 ha giống đào mới.

Hiện tại, tổng diện tích đào trồng tại xã Lóng Luông là 300 ha, chiếm 40,5% các loại cây ăn quả toàn xã.

Theo UBND xã Lóng Luông, trên địa bàn xã không có đào rừng tự nhiên. Vì vậy, việc cấm đào rừng, theo cách hiểu của người dưới xuôi sẽ gây nhầm với các giống cây trồng bản địa của Tây Bắc. Sự nhầm lẫn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vì vậy, UBND xã Lóng Luông đề nghị UBND huyện Vân Hồ tạo điều kiện để người dân trồng và kinh doanh đào như một sản phẩm kinh tế nông nghiệp. UBND xã cam kết quy hoạch vùng trồng đào của xã, cũng như kiểm soát tốt việc mua bán, kiểm tra rõ nguồn gốc, duy trì cảnh quan vùng đào để phát triển kinh tế du lịch

Dán tem đào trồng “made in Vân Hồ” để phân biệt với đào rừng

Ngay sau đề nghị của UBND xã Lóng Luông, UBND huyện Vân Hồ đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Sơn La, kiến nghị một số giải pháp để cứu nguy có các giống đào trồng.

Mẫu tem dự kiến dán trên các cây đào dân trồng

Mẫu tem dự kiến dán trên các cây đào dân trồng

Theo UBND huyện Vân Hồ, thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện Vân Hồ đã phát triển nhiều loại cây ăn quả và các cây khác đem lại hiệu quả cao hơn so với cây ngô, dong, sắn.

Tại địa bàn 2 xã Lóng Luông, Vân Hồ, tổng diện tích cây đào là 500 ha, riêng huyện Lóng Luông là 300 ha.  Chủ yếu là giống đào pháp để lấy quả và đào bản địa để bán gốc, bán cành phục vụ các dịp tết mỗi năm.

Với giá trị của cây đào đem lại đã làm thay đổi cuộc sống của nhân dân trên địa bàn huyện nói chung, xã Vân Hồ, Lóng Luông nói riêng. Đồng thời đã góp phần thực hiện thành công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc, sang trồng cây ăn quả, cây đào lấy cành.

UBND huyện Vân Hồ cho biết, qua rà soát tất cả các xã trên địa bàn huyện không có đào rừng.

Do đó, UBND huyện Vân Hồ kiến nghị dán tem cho giống đào do người dân trồng, để dễ phân biệt với giống đào rừng tự nhiên.

Trước đó, trong Hội nghị tổng kết cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cấm tuyệt đối việc chặt phá đào rừng để đón Tết. Đồng thời,các địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp chặt đào rừng trở về xuôi để "chơi Tết”.

Làm rõ chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, người dân tự trồng đào rừng để phát triển kinh tế thì khuyến khích, chứ chúng ta không cấm.

“Vừa qua, chúng ta đã được nghe chỉ đạo của Thủ tướng về cấm chặt đào rừng. Ở đây muốn nói là nghiêm cấm việc phá đào ở rừng tự nhiên, chỉ được khai thác đào rừng mà người dân tự trồng”, ông Mai Tiến Dũng nói.

Lâm Vũ

Tin khác

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

(CLO) Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận 8 cá thể Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình, đây là loài động vật nguy cấp bảo vệ vì quý hiếm.

Đời sống
Dự báo thời tiết 27/4/2024: Cả nước tiếp diễn trời nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 41 độ

Dự báo thời tiết 27/4/2024: Cả nước tiếp diễn trời nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 41 độ

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 27/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt (vượt 41 độ C).

Đời sống
PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống
“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống