Trung Quốc bất ngờ phát hiện mỏ vàng khổng lồ ở tỉnh Hồ Nam
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
Theo dõi báo trên:
Đây thực sự là một cuộc đối đầu khi mà chính quyền Donald Trump vẫn đang chủ yếu tài trợ cho một chương trình phát triển và môi trường thời Obama ở hạ lưu sông Mekong, đang mất dần vị thế.
Những nhà môi trường gần đây cáo buộc 11 con đập của Trung Quốc xây dựng dọc sông Mekong đã gây tổn hại nghiêm trọng cho các quốc gia ở hạ nguồn. Nguyên nhân là những con đập của Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ nguồn nước chảy xuống Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, những quốc gia vốn từ lâu phụ thuộc vào nước của sông Mekong để phục vụ cho nông nghiệp và ngư nghiệp.
Sự kiểm soát đó cho phép Trung Quốc thiết lập chương trình nghị sự phát triển liên quan đến đường thủy và loại trừ Hoa Kỳ khỏi vai trò sau nhiều thập kỷ thúc đẩy các dự án sông Mekong như một cách để phát huy ảnh hưởng trong khu vực.
“Đây là một vấn đề địa chính trị, giống như Biển Đông, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”, ông Witoon Permpongsacharoen thuộc Mạng lưới Năng lượng và Sinh thái Mekong cho biết.
Tình trạng của sông Mekong hiện tại là mối lo ngại cấp bách đối với 60 triệu người sống phụ thuộc vào nông nghiệp và đánh cá khi nó bắt đầu từ Trung Quốc, nơi được gọi là Lan Thương (Lancang), qua Đông Nam Á trước khi đổ ra biển từ đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam.
Năm ngoái, các quốc gia hạ lưu sông Mekong đã chứng kiến đợt hạn hán kỷ lục, với mực nước xuống thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Lượng nước ít hơn khiến những cư dân dọc hai bờ sông Mekong chỉ đánh bắt được những mẻ cá nhỏ nhất trong nhiều năm.
Một đại sứ Hoa Kỳ trong khu vực đã mô tả Trung Quốc là quốc gia tích trữ nước ở 11 đập trên phần thượng lưu của con sông dài 4.350 km (2.700 dặm), gây tổn hại đến sinh kế của hàng triệu cư dân ở các quốc gia hạ nguồn.
Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh các hoạt động của nhóm Hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC), một cơ quan liên chính phủ tương đối mới mà một phó đại sứ Hoa Kỳ đã tuyên bố là “cố gắng bên lề” để cạnh tranh với Ủy ban sông Mekong (MRC) có “thâm niên” 25 tuổi.
MRC bắt nguồn từ những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển trong Chiến tranh Lạnh. Nó hợp tác với chính phủ Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để thúc đẩy sự chia sẻ và phát triển bền vững của dòng sông và các nguồn tài nguyên của nó.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, bất kỳ liên tưởng nào của Hoa Kỳ rằng Bắc Kinh đang cố gắng tiếp quản cuộc đối thoại ở Mekong là không có căn cứ.
“Các quốc gia bên ngoài khu vực nên kiềm chế để khuấy động những rắc rối từ hư vô”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói.
Cuộc “khẩu chiến” giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra sau khi một nghiên cứu do Washington tài trợ hồi tháng 4 cáo buộc các con đập Trung Quốc đã giữ nước trong suốt năm ngoái, gây hạn hán nặng ở các quốc gia hạ lưu.
Nghiên cứu của Eyes on Earth, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, chuyên về nước, đã xây dựng một mô hình dự đoán dựa trên hình ảnh vệ tinh và dữ liệu của MRC chỉ ra rằng, các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong đã không được chia sẻ nguồn nước một cách bình thường, bắt đầu từ khoảng năm 2010.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia Patrick Murphy cho biết ông “khá ngạc nhiên” trước những phát hiện nghiêm túc.
“Đây là điều xảy ra thường xuyên và giống nhau trong khu vực”, ông Murphy chia sẻ với Reuters khi đề cập đến phản ứng đối với thực trạng này.
“Để tìm hiểu nguyên nhân chính cho mức độ giảm dần của mực nước trên sông Mekong và những thay đổi của sông Mekong ở vùng hạ lưu, đó là những gì diễn ra ở thượng nguồn ở Trung Quốc - về cơ bản là tích trữ nước”, ông Murphy nói.
Trung Quốc đã phản ứng phẫn nộ với những bình luận này khi đại sứ quán của họ ở Thái Lan tố cáo nghiên cứu trên là “động cơ chính trị, nhằm nhắm vào Trung Quốc với mục đích xấu” - một cáo buộc mà tác giả và các quan chức Hoa Kỳ phủ nhận.
Tuần trước, tờ Thời báo Hoàn cầu đã xuất bản một bài viết về một nghiên cứu của Trung Quốc, trong đó đã phủ nhận các báo cáo của tổ chức Eyes on Earth.
“Các đập trên sông ở Trung Quốc đã giúp giảm bớt hạn hán dọc theo Lan Thương-Mekong”, nghiên cứu của Trung Quốc công bố trên tờ Nhật Báo Nhân dân và Thời báo Hoàn cầu.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Thanh Hoa và Viện Tài nguyên nước Trung Quốc trên thực tế cho biết, đập của Trung Quốc trong tương lai có thể giúp giảm bớt hạn hán, chứ không phải là chúng thực sự đã làm như vậy vào năm 2019.
“Chúng tôi không có ý định so sánh với bất kỳ báo cáo nào khác. Chúng tôi mong muốn cung cấp một số sự kiện cơ bản để tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng và do đó hợp tác trong lưu vực”, nhà nghiên cứu hàng đầu, Tian Fuqiang chia sẻ với Reuters trong một email.
Các nhà nghiên cứu sẽ tranh luận về khoa học, nhưng đối với các quốc gia hạ lưu sông Mekong, điều đó phụ thuộc vào niềm tin và quyền lực.
Sebastian Strangio, tác giả của cuốn sách viết về mối quan hệ Đông Nam Á với Trung Quốc có tựa đề “In the Dragon’s Shadow” – “Dưới bóng của Rồng”, nhận định rằng những người hàng xóm ở hạ lưu của Trung Quốc đã “bớt tin tưởng” vào câu chuyện kể của Trung Quốc, nhưng lại không thể bỏ qua thái độ của Bắc Kinh.
“Bây giờ, họ dựa vào Trung Quốc để giữ lấy lại nguồn sống và họ rất khó khăn trong việc thách thức Trung Quốc về việc xây dựng các con đập”, ông Strangio nói.
Bất đắc dĩ phải đứng về phía, không một quốc gia MRC nào bình luận công khai ủng hộ nghiên cứu của Trung Quốc hay Mỹ.
Hoa Kỳ đã chi 120 triệu đô la cho Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong kể từ khi được thành lập 11 năm trước.
Trung Quốc dường như chi tiêu nhiều hơn: năm 2016, nhóm Hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC), do Bắc Kinh tài trợ đã thành lập một quỹ trị giá 300 triệu đô la để tài trợ nghiên cứu được trao cho năm quốc gia hạ nguồn.
LMC đã không trả lời các yêu cầu phỏng vấn cũng như các câu hỏi về 95 dự án được đề xuất, dự kiến hoặc đang triển khai, nằm trong danh sách được xem xét từ Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên tại Bắc Kinh vào tháng 12.
Nhóm lãnh đạo Trung Quốc đang lưu giữ chồng hồ sơ cao ngất, với các cuộc họp và kế hoạch của các bộ trưởng ngoại giao hàng năm cho một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo, có thể bao gồm cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong khi có ít các quan chức môi trường và giám sát sử dụng nguồn nước đến các cuộc họp của MRC, một quan chức chính phủ Thái Lan nói.
LMC đã nhận những lời chỉ trích từ Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan, Michael DeSombre, người đã gọi nó là một “tổ chức song song” với MRC.
“Chúng tôi thực sự sẽ khuyến khích Trung Quốc hợp tác với Ủy ban sông Mekong, thay vì cố gắng vượt qua nó bằng cách tạo ra một tổ chức riêng mà nó kiểm soát”, ông De Deombre nói.
Bất chấp cảnh báo của Hoa Kỳ, các quan chức tại Ủy ban sông Mekong cho biết họ hoan nghênh sự hợp tác với LMC và Trung Quốc.
Một lý do là ủy ban và các chính phủ thành viên muốn có thêm dữ liệu về hoạt động của đập Trung Quốc, nơi có công suất để giữ lại 47 tỷ mét khối nước.
Năm 2002, Bắc Kinh bắt đầu thông báo cho các nước ở hạ nguồn về việc khi họ sẽ xả nước có thể gây ra lũ lụt. Nhưng Trung Quốc cũng tiết lộ một chút để cho phép các nước ở hạ nguồn lập kế hoạch và yêu cầu điều chỉnh về dòng chảy.
Tại một cuộc họp vào tháng 2 của LMC, Trung Quốc đã hứa sẽ hợp tác nhiều hơn với các nước láng giềng, nhưng không ít các quan chức khu vực tỏ ra nghi ngờ.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ trên nhiều mặt trận, khu vực sông Mekong trở một "điểm nóng mới" là điều đáng lưu ý, bởi những bất đồng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể tạo ra những thách thức thực sự về chiến lược của các quốc gia trong khu vực.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.