Sri Lanka đặt cược vào ông trùm sòng bạc để vực dậy nền kinh tế điêu tàn

Thứ năm, 23/06/2022 13:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông trùm sòng bạc Sri Lanka - Dhammika Perera đã tham gia vào quốc hội hôm 22/6 với nhiệm vụ vực dậy nền kinh tế vỡ nợ. Theo đó, Perera phải làm việc với Thủ tướng – người từng cáo buộc ông tham nhũng.

Ông trùm sòng bạc giữ chức Bộ trưởng Tài chính

Perera, 54 tuổi, là một người trung thành lâu năm của gia tộc Rajapaksa hùng mạnh, người mà những người biểu tình cáo buộc ông đã khiến đất nước rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay.

Ông Perera thay thế người em út của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, ông Basil Rajapaksa, người đã rời khỏi Quốc hội vào tháng này sau khi từ chức Bộ trưởng Tài chính vào tháng 4.

"Ông ấy được Tổng thống đề cử và sẽ sớm tiếp quản danh mục xúc tiến đầu tư và vào nội các", một quan chức đảng cầm quyền nói với AFP.

sri lanka dat cuoc vao ong trum song bac de vuc day nen kinh te dieu tan hinh 1

Phụ nữ xếp hàng chờ mua dầu hỏa ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: AP/ Eranga Jayawardena)

Perera sẽ phục vụ trong một Chính phủ được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng cùng với Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, người vào năm 2015 đã miệt thị ông chủ sòng bạc này với những từ ngữ xúc phạm thậm tệ.

Ông Wickremesinghe cũng mô tả Perera là một trong 4 doanh nhân tham nhũng nhất đất nước.

Cả hai người đã bắt tay vào hôm qua (22/6) ngay sau khi Perera tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội trước diễn giả trong phòng họp.

Perera - người kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, khách sạn, sản xuất, hậu cần và xuất khẩu - nhậm chức vào thời điểm Sri Lanka đang phải gánh chịu cảnh thiếu lương thực, nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu khác kéo dài hàng tháng.

Những hàng dài người xếp hàng bên ngoài các trạm xăng mỗi ngày vì nguồn cung xăng khan hiếm, trong khi tình trạng mất điện thường xuyên và lạm phát tăng cao đã khiến cuộc sống của 22 triệu dân quốc đảo này trở nên khó khăn cùng cực.

Chính phủ đã vỡ nợ 51 tỷ USD nợ nước ngoài và đang tìm kiếm một gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ông trùm sòng bạc Perera tuyên bố đã nghĩ ra kế hoạch nâng thu nhập bình quân đầu người của Sri Lanka lên gấp 3 lần lên 12.000 USD - một con số cao hơn của Trung Quốc.

Ông cũng cam kết giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ nghiêm trọng của Sri Lanka bằng cách bán thị thực 10 năm cho người nước ngoài sẵn sàng gửi ít nhất 100.000 USD vào tài khoản ngân hàng địa phương - một kế hoạch đã được thực hiện từ tháng 4.

Thủ tướng: Nền kinh tế Sri Lanka đã hoàn toàn sụp đổ

Cũng trong hôm qua, thủ tướng Wickremesinghe nhấn mạnh tình hình thảm khốc bởi nền kinh tế đầy nợ của Sri Lanka đã “sụp đổ” sau nhiều tháng thiếu lương thực, nhiên liệu và điện.

Ông Wickremesinghe nói với Quốc hội rằng đất nước đang phải đối mặt với “một tình huống nghiêm trọng hơn nhiều” so với tình trạng đơn giản chỉ là thiếu hụt hàng hoá, và ông cảnh báo về “khả năng rơi xuống đáy vực”.

Ông nói: “Nền kinh tế của chúng ta đã hoàn toàn sụp đổ”.

sri lanka dat cuoc vao ong trum song bac de vuc day nen kinh te dieu tan hinh 2

Thủ tướng mới của Sri Lanka - ông Ranil Wickremesinghe. (Nguồn: AP Photo/Eranga Jayawardena, File)

Phát biểu của Thủ tướng Wickremesinghe cũng gửi một thông điệp đến những bên cho vay tiềm năng: “Bạn không thể để một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược như vậy sụp đổ”, Anit Mukherjee, nhà kinh tế học và chính sách tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington nói và nhấn mạnh rằng Sri Lanka nằm ở một trong những tuyến đường vận chuyển bận rộn nhất thế giới.

Nền kinh tế Sri Lanka đang được hình thành dưới sức nặng của các khoản nợ chồng chất, doanh thu du lịch biến mất và các tác động khác của đại dịch, cũng như chi phí hàng hóa tăng cao. Kết quả là một quốc gia sắp phá sản, hầu như không có tiền để nhập khẩu xăng, sữa, gas nấu ăn và giấy vệ sinh.

Thủ tướng Wickremesinghe cho biết Sri Lanka không thể mua nhiên liệu nhập khẩu do tập đoàn xăng dầu của họ nợ nhiều.

Ông nói với các nhà lập pháp Tập đoàn Dầu khí Ceylon đang mắc nợ 700 triệu USD. “Kết quả là không có quốc gia hay tổ chức nào trên thế giới sẵn sàng cung cấp nhiên liệu cho chúng tôi”.

Tầng lớp trung lưu cũng khốn đốn

Cuộc khủng hoảng cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu của Sri Lanka, vốn được ước tính chiếm từ 15% đến 20% dân số thành thị của đất nước. Tầng lớp trung lưu bắt đầu tăng lên vào những năm 1970 sau khi nền kinh tế mở cửa cho thương mại và đầu tư nhiều hơn. Những người thuộc tầng lớp này đã phát triển ổn định kể từ đó.

Nhưng cho đến gần đây, các gia đình trung lưu chưa bao giờ phải lăn tăn về nhiên liệu hoặc thực phẩm, lại đang phải vật lộn để xoay xở có đủ 3 bữa ăn một ngày.

Bhavani Fonseka, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đổi mới Chính sách ở Colombo, thủ đô Sri Lanka, cho biết: “Tầng lớp này đã thực sự bị xáo trộn chưa từng có trong ba thập kỷ qua”.

“Nếu tầng lớp trung lưu đang gặp khó khăn như thế này, hãy tưởng tượng những người dễ bị tổn thương hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào”, Fonseka nói thêm.

Các quan chức Chính phủ đã được nghỉ vào thứ Sáu hàng tuần trong 3 tháng để tiết kiệm nhiên liệu và tự trồng rau quả. Tỷ lệ lạm phát đối với thực phẩm là 57%, theo số liệu chính thức.

Cho đến nay, Sri Lanka vẫn đang gặp khó khăn, chủ yếu cầm cự được bởi 4 tỷ USD hỗ trợ hạn mức tín dụng từ nước láng giềng Ấn Độ. Nhưng Wickremesinghe nói rằng Ấn Độ sẽ không thể giúp Sri Lanka trong lâu dài.

Nước này cũng đã nhận được cam kết hỗ trợ 300 - 600 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới để mua thuốc và các mặt hàng thiết yếu khác.

Sri Lanka đã thông báo rằng họ sẽ đình chỉ trả khoản nợ nước ngoài 7 tỷ USD đến hạn trong năm nay, trong khi chờ kết quả của các cuộc đàm phán với IMF về một gói giải cứu.

Wickremesinghe cho biết trợ giúp của IMF dường như là lựa chọn duy nhất của đất nước hiện nay. Các quan chức của cơ quan này đang đến thăm Sri Lanka để thảo luận về ý tưởng này. Một thỏa thuận cấp nhân viên có thể sẽ đạt được vào cuối tháng 7.

“Chúng tôi đã kết thúc các cuộc thảo luận ban đầu và chúng tôi đã trao đổi ý kiến về nhiều lĩnh vực khác nhau”, Wickremesighe nói.

Sơn Tùng (Theo AFPAP)

Bình Luận

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp