Sri Lanka đứng trước bờ vực vỡ nợ trong năm 2022

Thứ tư, 05/01/2022 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn nửa triệu dân số Sri Lanka đang chìm trong đói nghèo do ảnh hưởng của đại dịch, lạm phát lên mức kỷ lục, giá lương thực tăng vọt và ngân sách cũng dần cạn kiệt.

Sri Lanka đang phải đối mặt với một khủng hoảng tài chính và nhân đạo ngày càng sâu sắc. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 500.000 người dân nước này đã rơi vào cảnh nghèo đói kể từ khi đại dịch bùng phát, tương đương với nỗ lực thoát đói nghèo trong 5 năm.

sri lanka dung truoc bo vuc vo no trong nam 2022 hinh 1

Một người đàn ông trả tiền rau tại một chợ dân sinh ở thủ đô Colombo. Giá cả leo thang khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh đói nghèo. Ảnh: Getty Images.

Anurudda Paranagama, một tài xế lái taxi ở thủ đô Colombo, đã phải làm hai công việc một lúc để chi trả những khoản phí thực phẩm đắt đỏ và trang trải khoản vay mua ô tô. “Tình cảnh của tôi hiện giờ rất khó đủ khả năng để trả nợ. Số tiền lương đó chỉ đủ trả tiền điện nước và tiền ăn, sau đó thì tôi không còn để dư được đồng nào”, ông Paranagama chia sẻ thêm rằng gia đình ông giờ chỉ ăn hai bữa một ngày thay vì ba.

Ông Paranagama còn kể rằng người bán tạp hóa trong làng ông còn chia nhỏ gói sữa bột 1kg thành những túi nhỏ 100g vì dân làng không có đủ tiền mua cả gói to. “Bây giờ chúng tôi chỉ mua được 100g đậu thay vì 1kg cho một tuần như trước đây”, người tài xế chia sẻ.

Khủng hoảng nối khủng hoảng

Đại dịch Covid-19 cùng với mất nguồn thu từ ngành du lịch đã góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Cùng với đó, chính phủ do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đứng đầu, được cho là có mức chi tiêu cao và cắt giảm thuế làm xói mòn nguồn thu của nước này. Ngoài ra, các khoản nợ khổng lồ cho Trung Quốc và dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ cũng được cho là những nguyên nhân chính.

Trong khi đó, lạm phát đã lên mức đỉnh do chính phủ nước này in tiền để trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài. Lạm phát đạt mức cao kỷ lục 11,1% vào tháng 11 năm ngoái và giá cả leo thang đã khiến những người vốn có mức sống khá giả, giờ phải chật vật để nuôi sống cả gia đình. Ngay cả những nhu yếu phẩm giờ cũng trở nên quá đắt đỏ đối với nhiều người.

Sau khi chính quyền Colombo tuyên bố Sri Lanka đang trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế, lực lượng quân đội đã được giao trách nhiệm đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm, như gạo, đường và bán với giá do chính phủ quy định. Song động thái này cũng không mấy khả quan.

sri lanka dung truoc bo vuc vo no trong nam 2022 hinh 2

Quân đội được giao nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung thực phẩm như gạo, đường… và bán với giá do chính phủ quy định. Ảnh: EPA.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, việc làm và nguồn thu từ ngành du lịch, vốn đóng góp hơn 10% GDP của Sri Lanka, rất quan trọng đối với nước này. Hơn 200.000 người làm trong ngành du lịch và liên quan bị mất việc.

Nhiều quan chức lo sợ rằng về nguy cơ nổ ra các cuộc biểu tình từ người dân và nó sẽ càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó khiến cho cuộc sống của người dân lại càng trở nên khó khăn hơn.

“Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc và vượt khỏi tầm kiểm soát, chắc chắn đất nước sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính. Cả hai đều sẽ làm giảm an ninh lương thực khi chính phủ quyết giảm sản lượng và không nhập khẩu do khan hiếm ngoại hối. Cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo”, WA Wijewardena, cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Sri Lanka cảnh báo.

Những khoản nợ “khủng”

Một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Sri Lanka hiện giờ là những khoản nợ nước ngoài khổng lồ, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Quốc gia Nam Á này hiện nợ Trung Quốc hơn 5 tỷ USD và năm ngoái đã vay thêm 1 tỷ USD của Bắc Kinh nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng tài chính khẩn cấp.

Trong năm 2022, các khoản nợ trong và ngoài nước của chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân Sri Lanka, ước tính 7,3 tỷ USD sẽ đến hạn trả nợ và bao gồm khoản hoàn trả 500 triệu USD trái phiếu nước ngoài trong tháng 1. Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2021, dự trữ ngoại tệ sẵn có chỉ đạt mức 1,6 tỷ USD.

Mới đây, Bộ trưởng Nông nghiệp Ramesh Pathirana, cho biết, nước này hy vọng có thể dàn xếp các khoản nợ dầu trong quá khứ với Iran bằng cách thanh toán qua trà. Theo đó, nước này sẽ gửi cho Iran số trà trị giá 5 triệu USD mỗi tháng.

Nhà kinh tế, nghị sĩ đối lập Harsha de Silva mới đây phát biểu trước quốc hội rằng, dự trữ ngoại hối sẽ âm 437 triệu USD trong tháng 1 năm sau, trong khi tổng mức nợ chi trả nước ngoài sẽ lên tới 4,8 tỷ USD từ tháng 2 đến tháng 10/2022. “Quốc gia này sẽ hoàn toàn phá sản”, ông nói.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ajith Nivard Cabraal đã trấn an công chúng rằng, Sri Lanka có thể trả các khoản nợ của mình một cách “liền mạch”. Song, cựu lãnh đạo Wijewardena lại cho rằng nguy cơ vỡ nợ của Sri Lanka là rất lớn, và điều này có thể dẫn đến hậu quả kinh tế thảm khốc.

Dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chính phủ Colombo hồi tháng 5 đã ra lệnh cấm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học và thay vào đó khuyến khích nông dân sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Quy định này khiến cho cộng đồng nông nghiệp thịnh vượng trước đây phải điêu đứng. Họ vốn đã quen và thường xuyên lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong trồng trọt. Khi lệnh cấm được đưa ra, nhiều người lo sợ bị thua lỗ nên đã quyết định không trồng trọt, khiến cho tình trạng thiếu lương thực tại Sri Lanka càng trầm trọng hơn.

sri lanka dung truoc bo vuc vo no trong nam 2022 hinh 3

Tháng 5/2021, chính phủ Sri Lanka bất ngờ cấm sử dụng tất cả phân bón và thuốc trừ sâu hóa học mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào. Ảnh: AP.

5 tháng kể từ sau khi ban hành lệnh cấm và nhận thấy những tác động tiêu cực của nó, chỉnh phủ đã dỡ bỏ lệnh cấm. Song, người nông dân hiện vẫn đang phải trả mức chi phí rất cao cho phân bón nhập khẩu nhưng không có sự hỗ trợ từ chính phủ.

“Chi phí trồng lúa mì đã tăng với tốc độ chóng mặt. Chính phủ không có tiền để trợ giá phân bón cho chúng tôi. Rất nhiều người trong số chúng tôi lưỡng lự đầu tư tiền vì chúng tôi sợ bị rơi vào cảnh thua lỗ”, Ranjit Hulugalle, một nông dân Sri Lanka, tâm sự.

Hiện, chính phủ Sri Lanka đã sử dụng các biện pháp cứu trợ tạm thời, chẳng hạn như mở hạn mức tín dụng để nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu từ các đồng minh láng giềng như Ấn Độ, cũng như trao đổi tiền tệ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Bangledesh và tăng các khoản vay để mua xăng dầu từ Oman. Tuy nhiên, những khoản vay này chỉ đem lại những hiệu quả cứu trợ ngắn hạn và vay với lãi suất cao, tăng thêm gánh nặng nợ nần đối với Sri Lanka.

Anushka Shanuka, một huấn luyện viên thể hình, từng có một cuộc sống sung túc thì giờ lại phải vật lộn để kiếm sống qua ngày. “Chúng tôi không thể sống như trước khi đại dịch diễn ra”, anh Shanuka cho biết và nói thêm rằng giá rau đã tăng hơn 50%.

“Chính phủ từng hứa sẽ giúp chúng tôi nhưng không có gì xảy ra, vì vậy, chúng tôi chỉ đang cố tự kiểm soát mọi thứ tốt nhất có thể. Tôi không biết chúng tôi có thể tiếp tục gắng gượng được bao lâu nữa”, Shanuka bộc bạch.

Hương Vũ (Theo Guardian)

Bình Luận

Tin khác

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.

Tài chính - Bảo hiểm
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm
2 doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng vàng SJC với giá cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng

2 doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng vàng SJC với giá cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có 2 doanh nghiệp trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng sáng nay (23/4), với tổng khối lượng là 3.400 lượng vàng miếng.

Tài chính - Bảo hiểm
Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

(CLO) Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.

Tài chính - Bảo hiểm