Sri Lanka: Khủng hoảng trầm trọng, ngân sách cả năm sau để vực dậy nền kinh tế

Thứ sáu, 11/11/2022 12:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên Hợp Quốc vừa cảnh báo Sri Lanka đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng tồi tệ khi số người cần được giúp đỡ khẩn cấp lên tới 3,4 triệu người.

Du lịch cứu vớt nền kinh tế

Trong một tuyên bố, tổ chức này cho biết mặc dù đã quyên góp được 79 triệu USD viện trợ nhân đạo nhưng họ cần thêm ít nhất 70 triệu USD nữa để nuôi sống những người cần giúp đỡ.

Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 2,1 triệu người Sri Lanka cần tiếp cận khẩn cấp lương thực và khoảng 1,5 triệu nông dân và ngư dân cần hỗ trợ sinh kế.

Cụ thể, tuyên bố cho biết: “Tình trạng mất an ninh lương thực ở Sri Lanka đã gia tăng đáng kể do hai mùa thu hoạch kém liên tiếp, thiếu hụt ngoại hối và sức mua của các hộ gia đình giảm”.

sri lanka khung hoang tram trong ngan sach ca nam sau de vuc day nen kinh te hinh 1

Ông Ranil Wickremesinghe, Tổng thống Sri Lanka, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP27 hôm 8/11 vừa qua ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập. (Nguồn: Morning Star)

Vụ mùa kém đang bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng nhanh hơn sẽ có tác động tàn phá vì khoảng 50% trong số 22 triệu dân số Sri Lanka sống ở các vùng đất trũng ven biển.

Sri Lanka đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập khỏi Anh vào năm 1948 và đã phải chịu đựng lạm phát phi mã, mất điện và tiết kiệm nhiên liệu kể từ năm ngoái.

Đất nước này đã chứng kiến nhiều tháng liền người dân phản đối giá cả tăng vọt cũng như tình trạng thiếu lương thực và thuốc men.

Các cuộc biểu tình đã dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Gotabaya Rajapaksa vào tháng 7 vừa qua.

Liên Hợp Quốc ước tính tỷ lệ nghèo ở quốc gia Nam Á này đã tăng gấp đôi lên 25,6%, tăng từ con số 13,1% vào năm ngoái.

Hầu hết các quốc gia ở phía Nam địa cầu đều cố gắng tự cung tự cấp và phá vỡ chu kỳ phụ thuộc nhân đạo. Một trong những yếu tố có thể giúp Sri Lanka phá vỡ chu kỳ phụ thuộc này là ngành du lịch mà quốc gia này đã phụ thuộc vào nhiều năm.

Tin tốt cho người dân Sri Lanka là du lịch đang có dấu hiệu phục hồi.

Du lịch chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và cũng là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ ba của Sri Lanka.

Vào tháng 3 năm nay, khoảng 106.500 khách du lịch đã đến Sri Lanka so với năm trước khi chỉ có 4.581 người nhập cảnh vào nước này. Nhưng đến tháng 5, du lịch chỉ còn 30.207 khách du lịch do khủng hoảng kinh tế trong nước.

Mức tăng nhẹ của du lịch trong tháng 7 và tháng 8 lên 37.760 du khách phần lớn là do tình trạng thiếu nhiên liệu.

Các nhà phân tích kinh tế tin rằng sự gia tăng của ngành du lịch sẽ giúp kéo đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ngân sách năm 2023 dùng để vực dậy nền kinh tế

Chính phủ mới của Sri Lanka sẽ công bố ngân sách năm 2023 vào ngày 14/11 sắp tới, tập trung vào việc thúc đẩy doanh thu, thực hiện cải cách thuế và củng cố tài chính để đảm bảo một gói cứu trợ của IMF nhằm giúp đất nước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Lạm phát tăng vọt, đồng tiền suy yếu và dự trữ ngoại hối thấp đã khiến quốc đảo 22 triệu dân phải vật lộn để chi trả cho các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu như thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men.

Ngân sách cũng dự kiến sẽ dùng để chi trả cho các biện pháp nhằm giúp Sri Lanka tái cơ cấu nợ khi nước này cố gắng đạt được gói cứu trợ 2,9 tỷ USD từ IMF. Sri Lanka nợ các nhà đầu tư khoảng 30 tỷ USD nợ song phương và trái chủ.

sri lanka khung hoang tram trong ngan sach ca nam sau de vuc day nen kinh te hinh 2

Thủ đô Colombo giữa cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước. (Nguồn: REUTERS / Dinuka Liyanawatte)

Dimantha Mathew, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của First Capital Holdings, cho biết: “Các thị trường sẽ tìm kiếm những cải cách trong ngân sách cho đất nước này trong tương lai. Chúng tôi hy vọng chương trình của IMF sẽ được hoàn thành vào tháng 1 sắp tới và việc tái cơ cấu nợ sẽ được thực hiện từ giữa năm 2023”.

Cách sử dụng ngân sách trong năm đầu tiên của Tổng thống Ranil Wickremesinghe kể từ khi nhậm chức vào tháng 7 được đưa ra trong bối cảnh Sri Lanka đang phải vật lộn với nền kinh tế đang co cụm và lo ngại suy thoái toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Sri Lanka sẽ giảm 9,2% vào năm 2022 và 4,2% trong năm tới.

Chính phủ đã đưa ra các đề xuất tăng thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp từ 24% lên 30% và có thể thay đổi khung thuế để tăng doanh thu bất chấp những lời chỉ trích từ các doanh nghiệp và đảng đối lập.

Tuy nhiên, việc giảm chi tiêu có vẻ khó khăn do Sri Lanka có lực lượng lao động công lớn và nợ cao.

Chi tiêu thường xuyên vào năm 2023 được liệt kê ở mức 4,6 nghìn tỷ rupee (tương đương 1,3 tỷ USD) trong Dự luật Phân bổ ngân sách, với khoản chi trả lãi vay chiếm 36,5% chi tiêu. Con số đó sẽ lên tới 2,1 tỷ rupee tiền trả lãi, tăng 55% so với mức năm 2022.

Tổng chi tiêu dự kiến là 5,9 nghìn tỷ rupee vào năm 2023, với chi đầu tư có thể chiếm 20,9% tổng số đó. Chi tiêu cho phúc lợi cũng tăng lên.

"Điều này có nghĩa là thâm hụt ngân sách sẽ vẫn ở mức 9% -10% (GDP). Sẽ khó có thể thu hẹp trừ khi lãi suất giảm xuống", Udeeshan Jonas, chiến lược gia trưởng tại công ty nghiên cứu cổ phiếu CAL Group, cho biết.

Ngân hàng trung ương Sri Lanka gần đây cho biết nền kinh tế nước này có thể phục hồi vào "cuối năm 2023", và tiết lộ thêm rằng điều này sẽ phụ thuộc vào cam kết kiên định của các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện cải cách chính sách kịp thời, toàn diện và hiệu quả.

Hồng Vân (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Vinamilk tích cực thực hiện dự án cách rừng Netzero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Vinamilk tích cực thực hiện dự án cách rừng Netzero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

(CLO) Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau – nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bảo Tín Minh Châu ủng hộ 760 triệu đồng hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Bảo Tín Minh Châu ủng hộ 760 triệu đồng hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

660 triệu đồng được Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu ủng hộ bà con vùng lũ (500 triệu đồng ủng hộ thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 160 triệu đồng cùng nhiều hiện vật khác là số tiền do Doanh nhân Văn hóa – Tổng Giám đốc Vũ Minh Châu và tập thể CBNV Công ty ủng hộ, được đại diện Công ty trao tặng trực tiếp đến bà con xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Thị trường - Doanh nghiệp
Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập PV GAS: Khẳng định quyết tâm phát triển trong “Hành trình năng lượng xanh”

Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập PV GAS: Khẳng định quyết tâm phát triển trong “Hành trình năng lượng xanh”

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức Lễ kỷ niệm 34 năm thành lập (20/9/1990 – 20/9/2024) vào đúng thời điểm đạt tới những thành tựu đáng tự hào, ghi dấu ấn phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp khí Việt Nam.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng được Golfer yêu thích nhất

Ngân hàng được Golfer yêu thích nhất

Với việc thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi dành riêng cho cộng đồng golfer, tổ chức nhiều giải golf chuyên nghiệp nhằm nỗ lực xã hội hóa bộ môn thể nào này, ngày 19/9, Nam A Bank được ghi nhận bằng giải thưởng “Ngân hàng được golfer yêu thích nhất” tại Lễ Công bố và Trao danh hiệu “Vietnam Golf & Leisure Awards 2024 do Tạp chí Vietnam Golf & Leisure phối hợp Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục Thể thao, Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế EU tăng vẫn khó cản nổi bước tiến của xe điện Trung Quốc tại châu Âu

Thuế EU tăng vẫn khó cản nổi bước tiến của xe điện Trung Quốc tại châu Âu

(CLO) Dù bị áp thuế bổ sung từ EU, xe điện Trung Quốc vẫn sẽ giữ được tính cạnh tranh tại châu Âu, đặc biệt sau khi các mức thuế này được điều chỉnh giảm trong tháng trước.

Thị trường - Doanh nghiệp