Start-up Việt: Thắp sáng những “ngọn lửa”!

Thứ tư, 22/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp (KN), đồng thời đang phát triển mạnh hệ sinh thái KN đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Nhưng môi trường phát triển các Start-up còn gặp nhiều khó khăn, khiến họ khó nhận được các nguồn lực đầu tư, cũng như khó tìm kiếm được cơ hội phát triển ở Việt Nam. Cần sớm có cơ chế kích cầu cho Start-up, cùng một hành lang pháp lý để đồng hành với doanh nghiệp, giúp nuôi dưỡng những ý tưởng KN và không để “ngọn lửa” tinh thần khởi nghiệp bị dập tắt.

Quá nhiều rào cản cần tháo gỡ

Theo báo cáo về Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng thế giới, Việt Nam vẫn đứng thấp trong tiêu chí về khởi nghiệp thuận lợi và đăng ký doanh nghiệp. Nguyên nhân chính được cho là do sự quan liêu và các chi phí liên quan, khiến quá trình đăng ký có nhiều thủ tục và mất thời gian. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển Start-up, nhất là các doanh nhân khởi nghiệp lần đầu hoặc các sinh viên vì họ thường thiếu kinh nghiệm trong việc này. Bên cạnh đó, Việt Nam lại là nước có quá trình tuân thủ xuất nhập khẩu với chi phí cao và thời gian tuân thủ lâu. Điều này sẽ gây khó khăn cho các Start-up muốn vươn ra thị trường quốc tế và các Start-up muốn vào thị trường Việt Nam, do đó làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế. Chưa kể đến là hầu hết các Start-up đang gặp khó khăn liên quan đến thuế. Mặc dù mức thuế đang thấp hơn các nước ở châu Á, nhưng thời gian thanh toán lại dài hơn với nhiều thủ tục phức tạp. Những khó khăn này sẽ cản trở hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam và làm tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.

Abivin

Mặt khác, tại những quốc gia Start-up phát triển, người khởi nghiệp đều có kinh nghiệm thực tế làm việc tại các công ty lớn, giúp họ hiểu các vận hành và những khó khăn sẽ gặp phải. Đồng thời cũng có nhiều Start-up thành công quay ngược trở lại hỗ trợ cho các Start-up mới, do đó không khó để tìm kiếm những nhà đầu tư thiên thần, hiểu vấn đề của Start-up để đưa ra tư vấn giải quyết. Còn tại Việt Nam, mặc dù đang nở rộ trào lưu khởi nghiệp, nhưng hầu hết những người sáng lập lại thiếu kỹ năng, chưa có góc nhìn về kinh doanh, thiếu kinh nghiệm và khả năng tiếp cận vốn. Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn lại làm về bất động sản, tài chính… không nắm rõ về khởi nghiệp, cho nên không thể đầu tư vào một Start-up mới chỉ dừng lại ở mức “ý tưởng” và có “tiềm năng”. Ngay cả khi những nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư sẵn sàng bỏ vốn thì cũng chưa có chính sách ưu đãi thuế, cũng như các chính sách đầu tư tài chính khác. Nhiều đơn vị phải rất cân nhắc khi đầu tư cho Start-up tại Việt Nam khi cho rằng có nhiều quy định khó khăn, đồng thời chưa có cơ chế để có thể thoái vốn. Trong khi giai đoạn vốn mồi lại rất quan trọng với các Start-up. Đây là nút thắt lớn cho nhà đầu tư và Start-up mà đến nay vẫn chưa có lời giải. Bên cạnh đó, Start-up lại có vòng đời ngắn, nhưng lại có quy trình thủ tục mất nhiều thời gian về việc: thử nghiệm, giải ngân… Nhất là các Start-up đa số là các giải pháp, sản phẩm công nghệ mới, nhưng lại bị xếp chung với sản phẩm truyền thống, cho nên bị áp dụng đúng quy trình thử nghiệm không phù hợp. Cùng với đó là thủ tục hành chính rườm rà mất thời gian khiến các nhà đầu tư nản chí, Start-up mất đi cơ hội tiếp cận thị trường. Do đó đang có xu hướng nhiều nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư sau khi đánh giá được Start-up có tiềm năng liền yêu cầu họ dịch chuyển công ty sang những nước có cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn. Như vậy, Việt Nam mặc dù có thể có nhiều Start-up khởi nghiệp thành công, nhưng lại không mang lại nguồn lợi cho nền kinh tế mà sẽ dần trở thành nước “xuất khẩu” Start-up cho thế giới…

Hiện nay, hệ sinh thái KN ĐMST của Việt Nam mặc dù được đánh giá là đang phát triển mạnh mẽ, nhưng hầu hết các hoạt động hỗ trợ đều rời rạc, thiếu tính liên kết và có những cơ chế chính sách ưu đãi hợp lý với từng thành phần của hệ sinh thái. Chính vì vậy mà Việt Nam dù đang là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chỉ số tinh thần khởi nghiệp và thái độ tích cực với tiềm lực của bản thân, nhưng để KN thành công và phát triển thuận lợi như các nước phát triển là điều không dễ dàng.

Hoàn thiện hệ sinh thái KN ĐMST

Mặc dù có nhiều khó khăn ở thời điểm hiện tại, nhưng không có nghĩa là hết cơ hội cho các Start-up phát triển, chiếm lĩnh thị trường. Có thể nhận thấy, trong những năm vừa qua, Nhà nước, các bộ, ngành đều có những hoạt động chú trọng hơn cho hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Hệ thống hành lang pháp lý của Hệ sinh thái KN ĐMST cũng đang từng bước được hoàn thiện. Nhà nước đã tham gia vào việc đầu tư cho các Start-up thông qua hình thức: rót vốn từ ngân sách Nhà nước; bảo lãnh tín dụng; hỗ trợ miễn, giảm thuế, tiền thuê, sử dụng đất và một số khoản khác… Như vừa qua, cũng đã xuất hiện một số Start-up thông qua những hỗ trợ đã có những thành công nhất định như: Abivin, Nami, Ekid, Medlink… Nổi bật nhất là Abivin đã nhận được hỗ trợ về vật chất, tư vấn từ chương trình đối tác ĐMST Việt Nam – Phần Lan do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Sau đó, Start-up này đã tham gia và trở thành nhà vô địch cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia năm 2018 tại Techfest Vietnam 2018, sau đó đã vượt qua hơn 40 đại diện đến từ 40 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới để trở thành quán quân của Startup World Cup, giành giải thưởng một triệu đô la. Điều này cho thấy tầm quan trong và sự cần thiết của các thành phần trọng hệ sinh thái KN ĐMST đối với việc phát triển của Start-up. Nhưng đến nay vẫn chưa có một hệ thống đánh giá, khảo sát, phân tích, thu thập thông tin đầy đủ về hệ sinh thái KN ĐMST ở Việt Nam, dẫn tới việc hạn chế trong thông tin và hỗ trợ.

Bởi hệ sinh thái KN ĐMST của Việt Nam mới đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, cho nên cần tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện các thành phần trong thời gian tới. Theo đó, cần có cơ chế, chính sách cho khởi nghiệp bằng cách cải thiện, rút ngắn các quy trình, thủ tục hành chính và các quy định hỗ trợ đặc thù về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu… Tăng cường phát triển các mô hình mạng lưới hỗ trợ Start-up trong nước, nhất là mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư, chuyên gia, huấn luyện viên, cố vẫn khởi nghiệp, tổ chức hỗ trợ... qua đó thu hút được các nguồn lực nhằm phát triển hệ sinh thái KN ĐMST Việt Nam. Theo đó, Chính phủ đã có đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KN ĐMST đến năm 2025” (đề án 844), giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện sẽ cung cấp thông tin, các cơ chế hỗ trợ phục vụ quá trình khởi nghiệp của các Start-up. Tuy nhiên cần sớm xây dựng hành lang pháp lý về quỹ đầu tư, nhà đầu tư nhằm khởi thông nguồn vốn cho KN ĐMST; giảm bớt rào cản về thủ tục, giấy phép con, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng xã hội, giấy phép thử nghiệm sản phẩm mới, sản phẩm mẫu; thí điểm bảo hộ cho phép Start-up thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ trên thị trường tại một môi trường nhất định; có các hỗ trợ Start-up thông qua khuyến khích khu vực công đặt, mua hàng; xây dựng cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, hỗ trợ Start-up triển khai, mở rộng thị trường. Đặc biệt là cần có chính sách về thuế suất ưu đãi cho khởi nghiệp và đầu tư khởi nghiệp, cũng như cơ chế thoái vốn, ưu đãi khi chuyển nhượng, thoái vốn…

Khởi nghiệp chưa bao giờ là một việc dễ dàng khi tỷ lệ thất bại lên tới gần 90%, nhưng khi Nhà nước cùng đồng hành với Start-up, hỗ trợ nuôi dưỡng những ý tưởng để có thể ươm mầm thành công được thì giá trị thu lại không hề nhỏ cho nền kinh tế. Một quốc gia khởi nghiệp thì cần có một hệ sinh thái KN ĐMST được xây dựng trên nền tảng vững chắc từ các thành phần để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Khi đó, mỗi ý tưởng được hình thành đều có thể tìm được “địa chỉ” để nhận được tư vấn, hỗ trợ, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Cũng chỉ có như vậy thì các Start-up mới giữ vững được “ngọn lửa” tinh thần khởi nghiệp, yên tâm hơn khi biết Nhà nước luôn đồng hành với Start-up trong quá trình khởi nghiệp, qua đó nâng cao sức mạnh của nền kinh tế nước nhà.

Gia Nguyên

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp