Sự khác biệt giữa Tết Việt xưa và Tết Việt nay

Chủ nhật, 16/01/2022 17:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tết xưa và Tết nay đã khác rất nhiều từ mua sắm Tết, cây cảnh chưng Tết… cho tới chúc Tết. Cùng Congluan.vn tìm hiểu sự khác nhau giữa Tết Việt xưa và Tết Việt nay qua bài viết dưới đây.

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 1

Đốt pháo: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt mình. Ngày xưa nhà nhà treo pháo trước cổng đốt đêm 30, tiếng pháo nổ giòn giã cứ thế vang khắp xóm làng. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 2

Tết nay, việc chơi pháo Tết đã được thay thế bằng hình thức xem bắn pháo hoa đêm giao thừa. Pháo hoa sẽ được bắn ở các địa điểm lớn; người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 3

Mua sắm đồ Tết: Thói quen đi mua sắm ngày tết vẫn được giữ gìn từ Tết xưa đến Tết nay. Tuy nhiên, Tết xưa vào những ngày giáp Tết các gia đình đều đi chợ quê sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 4

Tết nay, người dân chọn cách mua sắm Tết tại các trung tâm thương mại, siêu thị để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả cũng phải chăng. Thậm chí ngày nay, bạn có thể nằm ngay tại nhà và lựa chọn bất kỳ một món đồ nào, sau đó sẽ có người mang đến tận nhà cho bạn. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 5

Cây cảnh chưng nhà ngày Tết: Tết xưa, nhà nhà chỉ cần cành đào, cành mai đính thêm vài quả bóng bay hay chậu quất nhỏ để chưng trước cửa là đã tràn ngập hình ảnh Tết rồi. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 6

Tết nay, người dân có nhiều lựa chọn hơn như đào bonsai, bưởi thỏi vàng... rồi còn được trang trí thêm đèn led màu mè. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 7

Du xuân ngày Tết: Tết xưa, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau đi chúc Tết họ hàng và ở nhà mở cửa đón khách. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 8

Tết nay, nhiều gia đinh chọn đi du lịch như một kỳ nghỉ xả stress sau một năm làm việc vất vả. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 9

Lời chúc Tết: Tết xưa, mọi người sẽ sửa soạn ăn mặc tươm tất để đi chúc Tết gia đình, họ hàng và hàng xóm. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 10

Tết nay, với thời đại công nghệ 4.0 này thì những lời chúc tết cũng khác đi phần nào. Chỉ cần 1 chiếc smartphone và ngồi nhà là có thể chúc Tết tới bạn bè, người thân. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 11

Bánh mứt Tết: Tết xưa, những hộp mứt Tết được thiết kế và đóng gói đơn giản, không quá cầu kỳ. Chiếc hộp màu đỏ, hình ngũ giác, được gói trong chiếc túi bóng kính rồi buộc thắc nút một đầu bằng chiếc nơ màu đỏ rực. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 12

Tết nay, bánh kẹo mứt Tết đa dạng, màu mè và ngon hơn hẳn. Hộp bánh mứt ngày nay cũng vì thế mà cầu kỳ, thiết kế sang trọng từ màu sắc cho đến chất liệu. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 13

Bánh chưng Tết: Tết xưa cả gia đình thường quây quần gói bánh chưng, hàn thuyên đủ thứ bên bếp lửa hồng chờ bánh chín. Gói bánh chưng ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa đẹp truyền thống của người Việt Nam. Ảnh: internet

su khac biet giua tet viet xua va tet viet nay hinh 14

Tết nay, mọi người chọn cách mua bánh chưng làm sẵn tại các cửa hàng để tiết kiệm thời gian. Chỉ còn một số ít vẫn còn tự gói bánh chưng tại nhà để giữ vững truyến thống và nét đẹp dân tộc ta cho con cháu sau này. Ảnh: internet

DL (t/h)

Bình Luận

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa