(CLO) Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022; lùm xùm thông tin bộ nhận diện SEA Games 31 có lỗi; Hà Nội kích cầu du lịch với lễ hội khinh khí cầu hấp dẫn; công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia ở đình Thổ Hà, chùa bà Tấm… là một số sự kiện văn hóa nổi bật trong tuần.
Năm du lịch quốc gia 2022 - Việt Nam hướng đến du lịch xanh
Tối 26/3, tại sân khấu thực cảnh Đảo Ký ức Hội An, Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 chính thức diễn ra với chương trình nghệ thuật “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”.
Chương trình nghệ thuật khai mạc mở đầu Năm Du lịch quốc gia 2022 ấn tượng
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội mở đầu trong chuỗi các sự kiện Năm Du lịch quốc gia, nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, là dịp để giới thiệu các giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên, sản phẩm du lịch, thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 đến khách du lịch trong nước và quốc tế.
Năm du lịch quốc gia 2022 lấy chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh” nhằm mong muốn truyền tải thông điệp đến với bạn bè, du khách khắp muôn nơi về một Quảng Nam lấy phát triển xanh và bền vững làm trụ cột.
Lùm xùm thông tin bộ nhận diện SEA Games 31 có lỗi
Trong tuần, một số thông tin được đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội về bộ nhận diện của SEA Games 31 mắc lỗi về chính tả, thiết kế.
Cụ thể, liên quan đến logo, mascot của SEA Games 31, dư luận cho rằng có những lỗi sai như Giấy chứng nhận Huy chương, từ “Certififate” hoàn toàn vô nghĩa, từ đúng là Certificate; từ vận động viên trong tiếng Anh là "Athlete", chứ không phải “Athete’...
Linh vật chính thức của SEA Games 31
Ngoài ra, còn có hai lỗi chính tả, thay vì viết đúng là "Organizing" và Commitee", là hai từ vô nghĩa: "Oganizing" và "Commite". Với những lỗi tương tự cũng xuất hiện ở hàng loạt nhận diện khác và gây ra rất nhiều bàn luận trên mạng xã hội.
Sau đó, Đại diện Tiểu ban Thông tin - Truyền thông SEA Games 31 khẳng định, tất cả Bộ nhận diện của SEA Games 31 đều được phê duyệt và đảm bảo tính pháp lý.
Đại diện Tiểu ban Thông tin - Truyền thông cho rằng, nhiều hình ảnh phát tán trên mạng có thể là bản nháp và không biết nguồn gốc ở đâu. Ban tổ chức SEA Games không phê duyệt bản thiết kế nào. Những thiết kế liên quan đến SEA Games như backdrop, banner chỉ lưu hành nội bộ. Ban tổ chức chỉ công bố logo, mascot, bài hát của Đại hội.
Hà Nội thanh tra việc chặt cây khi tu sửa đình Chèm
Thanh tra Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ kiểm tra việc tu sửa đình Chèm cổ 2.000 năm tuổi sau hình ảnh tháo dỡ nền đá, bậc thềm, chặt hạ cây đa phía trước đình gây tiếc nuối trong dư luận.
Khi tu sửa, cải tạo đình Chèm, người ta đã tháo dỡ toàn bộ bậc thềm, một cây đa to nhiều năm tuổi cũng bị chặt bỏ
Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất, nhì Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Trong đình lưu giữ được nhiều di vật quý. Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ.
Tuy nhiên, khi tu sửa, cải tạo, người ta đã tháo dỡ toàn bộ bậc thềm của đình Chèm, nền đá được tháo dỡ, một cây đa to nhiều năm tuổi cũng bị chặt bỏ, cảnh tượng ngổn ngang gây nhiều tiếc nuối.
Thu hồi Giấy phép nhập khẩu khi phim vi phạm quy định cấm
Cơ quan cấp phép sẽ thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh.
Đây là quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25/3/3022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
Nghị định số 22 cũng sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 10: Thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 ngày làm việc. Đối với văn hóa phẩm là phim, thời gian giám định phim không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp bản phim.
Chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ Quảng Nam tu bổ di tích Chùa Cầu
Hôm 26/3, UBND tỉnh Quảng Nam và Văn phòng JICA Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết “Hỗ trợ chuyên gia Nhật Bản về dự án tu bổ di tích Chùa Cầu”.
Chùa Cầu tại Hội An - một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ 400 năm, ghi dấu mối quan hệ giao thương hữu hảo từ lâu trong lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề quý giá cho tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước sau này.
Nhiều hạng mục ở Chùa Cầu đã xuống cấp sau 400 năm tuổi
Từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được thiết lập vào ngày 21/9/1973, Nhật Bản đã có những hỗ trợ, giúp đỡ quý báu cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An của Quảng Nam.
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định chi ngân sách hơn 20 tỷ đồng để tu bổ di tích Chùa Cầu. Dự án dự kiến triển khai thi công vào giữa năm 2022, thời gian hoàn thành trong năm 2023 nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Bay cùng khinh khí cầu để ngắm Hà Nội từ trên cao
Chương trình kích cầu du lịch “Du lịch Hà Nội chào 2022” với chủ đề “Get on Hanoi 2022” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn ra từ ngày 25/3 đến ngày 27/3.
Người dân Hà Nội trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu. Ảnh: Nhân Dân
Điểm nhấn của sự kiện này là Hội khinh khí cầu “Hà Nội muôn màu” tại khu vườn nhãn Long Biên ở ven sông Hồng, thuộc quận Long Biên. Tại đây, 22 khinh khí cầu các loại, tượng trưng cho năm 2022 (gồm 4 khinh khí cầu cấp 7 cao 22m, 18 khinh khí cầu cấp 1 cao 10m), đa sắc màu, sẽ được thả bay trên bầu trời. Du khách sẽ được trải nghiệm bay lên cùng khinh khí cầu để ngắm Hà Nội từ trên cao.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu năm 2022 sẽ đón và phục vụ hơn 10 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch phấn đấu hơn 30 nghìn tỷ đồng.
Chưa có tài liệu chứng minh giếng của Đền thờ Lê Văn Hưu có tuổi nghìn năm
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa có công văn gửi Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tu bổ Giếng Ngọc thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Công trình thi công hạng mục cải tạo Giếng Ngọc tại di tích Đền thờ Lê Văn Hưu
Theo văn bản này, lý lịch di tích Đền thờ Lê Văn Hưu được ghi là có hồ, có giếng (không có Giếng Ngọc). Căn cứ vào hồ sơ khoa học di tích, Đền thờ Lê Văn Hưu được công nhận di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ, ngày 13/3/1990, có hạng mục giếng và chưa có tài liệu nào chứng minh giếng của Đền thờ Lê Văn Hưu là giếng cổ nghìn năm.
Tuy nhiên, do còn có các ý kiến trái chiều, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Thiệu Hóa tạm dừng việc thi công hạng mục Giếng Ngọc này.
Đồng thời, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đề nghị Cục Di sản Văn hoá sớm kiểm tra thực tế và có ý kiến chỉ đạo cụ thể để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định.
Công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia ở đình Thổ Hà, chùa bà Tấm
Ngày 24/3, huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận cửa võng đình Thổ Hà là bảo vật quốc gia.
Đình làng Thổ Hà là công trình có nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, đẹp và bề thế, có quy mô lớn, được xây dựng vào năm 1685 dưới thời vua Lê Hy Tông. Hiện đình còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử - nghệ thuật, trong đó có bức cửa võng được tạo tác vào năm Chính Hòa thứ 13 (1692).
Cửa võng đình Thổ Hà chạm trổ tinh xảo
Bức cửa võng đình Thổ Hà tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ XVII với chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và gốm sành. Tác phẩm này minh chứng cho tài năng, sự khéo léo của các nghệ nhân đương thời và cũng là nơi ghi dấu ấn rõ nét nhất của kỹ thuật làm gốm cổ truyền của làng Thổ Hà.
Cũng trong tuần, tại di tích chùa Bà Tấm - đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) diễn ra lễ công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Đôi tượng sư tử đá thời Lý và Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng thời Mạc.
Chùa Bà Tấm được xây dựng vào năm 1115, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1996. Những di vật nổi bật tại di tích chùa Bà Tấm như đôi tượng sư tử đá thời Lý, khám thờ gỗ sơn son thếp vàng thời Mạc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2020.
Đôi tượng sư tử đá thời Lý ở chùa Bà Tấm
Cũng nhân dịp này TP Hà Nội đã cắt băng khánh thành công trình hạ tầng kỹ thuật chùa Bà Tấm. Công trình được triển khai từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2021 với tổng mức đầu tư là gần 38 tỷ đồng, gồm các hạng mục cải tạo hạ tầng khuôn viên, tạo dựng cảnh quan ao sen, xây mới đường đi, bãi đỗ xe, hệ thống thoát nước, bố trí cây xanh, hệ thống chiếu sáng…
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.