Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai:

Sự lựa chọn lý tưởng mang tên Việt Nam

Thứ năm, 14/02/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhìn nhận của báo chí và các nhà quan sát quốc tế trước sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ trên mạng xã hội Twitter rằng “địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh lần hai với Chủ tịch Kim Jong Un sẽ diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam ngày 27 - 28/2”.

Vị thế gia tăng và niềm tin mạnh mẽ

Vì sao Hà Nội? Vì sao Việt Nam? - Đây có lẽ là nỗi băn khoăn thường tình của khá nhiều người khi cái tên Hà Nội, Việt Nam hiện diện trong dòng Twitter gây chú ý của ngài Donald Trump ngày 9/2 cũng như trong thông điệp Liên bang 3 ngày trước đó của vị Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên với những nhà quan sát hiểu rõ về những bước phát triển trên mọi lĩnh vực của đất nước hình chữ S trong những năm qua, lại thấy đây là sự lựa chọn thực sự lý tưởng và thú vị. Nói như Giáo sư Nam sung-wook - Đại học Hàn Quốc: “Việt Nam là địa điểm tốt nhất để tổ chức hội nghị thượng đỉnh”. Lý giải rõ hơn về sự “lựa chọn lý tưởng này”, Giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, khẳng định trước hết bởi Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng tổ chức các sự kiện cấp cao với việc bảo đảm an ninh công cộng, cơ sở hạ tầng sang trọng đáp ứng được yêu cầu của các nguyên thủ. Trong tuần lễ cấp cao APEC 2017, Việt Nam đã đảm bảo an ninh “ở mức cao nhất”. “Việc Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai cho thấy Hà Nội sẽ có uy tín lớn trong mắt cộng đồng quốc tế, trên khía cạnh là bên đóng góp tích cực cho an ninh khu vực và thế giới”, Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 1.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 1.

Cũng đồng tình với nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Giáo sư Charles Armstrong - Đại học Columbia, Mỹ cũng cho rằng: “Rõ ràng Việt Nam có khả năng đảm bảo các vấn đề hậu cần và an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Việt Nam đã có kinh nghiệm làm nước chủ nhà các sự kiện quốc tế, tiêu biểu là hội nghị APEC năm 2017”. Chuyên gia Harry Kazianis - Trung tâm Lợi ích quốc gia Mỹ, cũng nhìn nhận việc Mỹ đánh giá cao vị trí của Việt Nam ở châu Á. “Việc trở thành địa điểm tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Trump - Kim chứng tỏ Mỹ dành cho Việt Nam sự tin tưởng, là đối tác ngoại giao đáng được tôn trọng và là một ngôi sao đang lên ở Ấn Độ - Thái Bình Dương” - chuyên gia Harry Kazianis nhận định.

Các chuyên gia, các nhà quan sát quốc tế cũng không thể không thừa nhận về một Việt Nam ngày càng chủ động, nỗ lực hơn trong các vấn đề quốc tế, thông qua việc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quốc tế hay vận động để được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và ví dụ mới nhất sẽ là việc  tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai. Và nếu Hội nghị thượng định Mỹ- Triều lần thứ 2 được tổ chức thành công tại Việt Nam, một lần nữa Việt Nam sẽ lại khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế, thu hút sự chú ý của khách du lịch và các nhà đầu tư.

Kỳ vọng về một đất nước “mang tính biểu tượng về vai trò hòa giải vì hòa bình”

Hành trình tìm kiếm hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là một hành trình dài và cần rất nhiều nỗ lực, rất nhiều niềm tin, niềm hy vọng. Và có lẽ việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được tổ chức tại một thành phố được mệnh danh là “thành phố vì hòa bình”, tại một đất nước “mang tính biểu tượng về vai trò hòa giải vì hòa bình” - là một sự “tiếp lửa” cho niềm tin, niềm hy vọng ấy.

Trong nhìn nhận của nhiều nhà quan sát cũng như truyền thông quốc tế,  việc nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã duy trì khéo léo nguyên tắc “là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, chủ động tham gia vào các tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế” là một thành công đáng học hỏi. Và việc Việt Nam có quan hệ nồng ấm với tất cả các nước trong tiến trình đối thoại về vấn đề Triều Tiên, mà hạt nhân là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã tạo nên niềm hy vọng cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 này khi Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành “bên hòa giải vì hòa bình”. Ông Mintaro Oba - cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên đánh giá: “Lựa chọn Việt Nam rất phù hợp về mặt logic, khả thi về mặt ngoại giao và có ý nghĩa biểu tượng quan trọng. Quốc gia này có khoảng cách gần với Triều Tiên cùng với cơ sở hạ tầng phát triển có thể hỗ trợ cho một Hội nghị Thượng đỉnh như vậy. Quan trọng hơn, Việt Nam là hình mẫu về một quốc gia đã tiến hành cải cách kinh tế thành công và bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau chiến tranh”.

Cũng theo nhiều tờ báo Mỹ, Việt Nam là trường hợp cụ thể để các nhà đàm phán thượng đỉnh của Mỹ nghiên cứu cách thức một quốc gia từng là cựu thù có thể trở thành đối tác thương mại và an ninh như thế nào và rằng, Washington nhìn nhận mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên có thể được cải thiện theo chiều hướng tích cực như giữa Mỹ và Việt Nam.

 Hòa bình thực sự trên bán đảo Triều Tiên là điều hoàn toàn có thể hy vọng và càng hy vọng, như lời chuyên gia Harry Kazianis, Trung tâm Lợi ích quốc gia, Mỹ: “Việt Nam sẽ “không gặp vấn đề gì” trong tổ chức cuộc họp lần hai giữa Trump và Kim Jong-un và sẽ thực hiện nhiệm vụ đó một cách suôn sẻ”. Và Việt Nam một lần nữa sẽ củng cố được tính đúng đắn của chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, là bạn bè đáng tin cậy với tất cả các nước, một lần nữa khẳng định là đất nước “mang tính biểu tượng về vai trò hòa giải vì hòa bình”.

Hà Trang

Tin khác

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h