(NB&CL) Đó là nhấn mạnh của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, ngày 24/12.
Hội nghị cũng đặt ra nhiều vấn đề quan trọng mà báo chí cần triển khai, trong đó, báo chí phải bám sát các mục tiêu của Đảng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, trong đề án về quy hoạch và quản lý báo chí đã đặt ra: “Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.
Tính cách mạng phải đặt lên hàng đầu
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh vai trò, sứ mệnh của báo chí, kết quả hoạt động của báo chí và lưu ý một số vấn đề trọng tâm thời gian tới. Ông khẳng định: “Có thể nói rằng, toàn bộ hoạt động báo chí của chúng ta tác động đến các mục tiêu, lý tưởng, lẽ sống, động cơ của xã hội, các tầng lớp nhân dân và thậm chí có thể thay đổi cả nhận thức và hành động của tập thể và cá nhân”.
Chính bởi vai trò, sứ mệnh to lớn của báo chí nên Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã yêu cầu các cơ quan báo chí cần làm tốt hơn nữa công tác định hướng tư tưởng nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp tuyên truyền trong thời gian tới.
Ông khẳng định: “Báo chí phải chú ý phát huy tính thực tiễn, trong đó phải đi vào những điểm mới, đi vào điểm khó, đến những vùng sâu vùng xa, đồng hành cùng dân tộc, nhân dân; bám sát thực tiễn để phản ánh thực tiễn hết sức công phu của đất nước, nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài. Đồng thời, sứ mệnh cao cả của báo chí còn là nỗ lực hướng đến tính nhân văn, cái chân - thiện - mỹ, tôn vinh những sáng tạo của nhân dân trong thời kỳ mới. Điều này cần được làm phong phú, đa dạng, đa tầng hơn để khơi dậy lòng yêu nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ đồng thời gắn liền kỷ cương, đồng hành với dân tộc...”.
Ngoài ra, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng yêu cầu lực lượng báo chí, truyền thông nhận thức đầy đủ hơn về chức năng phản biện xã hội. Ông cho rằng, chỉ có thực hiện chân chính vai trò phản biện xã hội, phản biện đúng, trúng thực tiễn thì mới đưa được đường lối của Đảng vào thực tiễn, mới tham gia khắc phục các điểm nghẽn. Cùng với đó, nỗ lực để đến gần dân hơn, để ý Đảng và lòng dân khăng khít nhau hơn.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ rõ: “Chức năng phản biện cũng cần được phát huy trong phê phán, chống lại những tư tưởng sai trái, những suy thoái về tư tưởng, đạo đức. Mặt khác, báo chí cũng cần tỉnh táo, kiên định trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phản biện xã hội của mình”.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị báo chí cần tiếp tục thể hiện vai trò bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, thù địch của các lực lượng trên cả 3 lĩnh vực: tư tưởng lý luận, báo chí và văn học nghệ thuật trong tình hình mới. Bởi theo ông, trên 3 lĩnh vực này thì báo là lực lượng xung kích đi đầu, lực lượng tiên phong, lan tỏa mạnh mẽ cái tốt, cái đẹp, phản bác cái xấu. Đồng thời tiếp tục đồng hành, tiên phong hơn nữa trong nhiệm vụ tuyên truyền thông tin đối ngoại…
Về mục tiêu, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu bám sát các mục tiêu của Đảng trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, trong đề án về quy hoạch và quản lý báo chí đã đặt ra: “Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Trong đó, tính cách mạng phải đặt lên hàng đầu...
Định hướng xã hội đến những điều tốt đẹp là nhiệm vụ quan trọng
Trong rất nhiều vấn đề được nhấn mạnh tại Hội nghị thì vấn đề phát huy tính nhân văn của báo chí, góp phần định hướng xã hội đến những điều tốt đẹp là nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan báo chí.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, tính nhân văn, chính xác, khách quan là giá trị cốt lõi và là lý do tồn tại của báo chí. Thời gian qua, nhiều báo chí đã thực hiện khá tốt nội dung này, đáng chú ý, qua gần 3 năm cả đất nước vượt qua đại dịch COVID-19 và hồi phục nền kinh tế, các cơ quan báo chí đã có nhiều chuyên mục tốt, tuyến bài hay, ý nghĩa, lay động cảm xúc người dân.
Có thể kể đến như chuyên đề “Sự sống hồi sinh” của Báo Sức khỏe và Đời sống; Báo điện tử Tổ quốc mở riêng chuyên mục “Đạo đức xã hội”; Báo VietNamNet với chương trình “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng” đã duy trì được 3 năm… Đài Truyền hình Việt Nam có các chuyên mục, chương trình: “Việc tử tế”, “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”, “Hành trình hạnh phúc”. Đài Tiếng nói Việt Nam có các chương trình “Chân dung cuộc sống”; “Kết nối 54”…
Báo điện tử Vietnamplus và nhiều cơ quan báo chí cũng có thêm cách thức lan toả thông điệp tích cực đến công chúng khi đăng tải các sản phẩm báo chí lên nền tảng mạng xã hội, kéo theo nhiều triệu lượt xem. Các cơ quan báo chí: Báo Lao động, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Đại biểu Nhân dân, Báo Nhà báo & Công luận, Báo Đầu tư, Báo Tin tức, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Báo Người Lao động và nhiều cơ quan báo, đài khác cũng tích cực truyền cảm hứng về tinh thần quả cảm, hết lòng vì cộng đồng, đất nước, với rất nhiều ví dụ tiêu biểu, nhiều cách làm hay.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều mẩu tin, bài báo thiếu tính nhân văn, quá sa đà vào chạy theo thị hiếu giật gân để câu khách, câu view mà quên đi giá trị cốt lõi của báo chí. Tình trạng “báo hóa” tạp chí, các biểu hiệu “tư nhân hóa” báo chí vẫn chưa được khắc phục triệt để... Năm 2022 các cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 lượt cơ quan báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép 3 tháng đối với 2 cơ quan báo chí, thu hồi thẻ nhà báo đối với một tổng biên tập báo…
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, ngày 9 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1526/QĐ-TTg ban hành Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022- 2025.” Đề án coi báo chí là lực lượng tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, truyên truyền, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt trong đời sống xã hội.
“Truyền thông về người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến là một sứ mệnh lớn lao của báo chí. Tuy nhiên, để mang lại nhiều giá trị cho độc giả và có giá trị thúc đẩy xã hội, thông tin ở tuyến tin này cần có cách thể hiện sinh động, hấp dẫn và thú vị hơn…” - ông Thanh Lâm khẳng định.
Xây dựng môi trường văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển
Để nền báo chí trở thành nhân văn và hiện đại, mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo phải thực sự là những đơn vị, con người có văn hóa, có tâm, có tầm… Muốn làm được điều đó cần chú trọng nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí, văn hóa con người làm báo. Vấn đề này cũng là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động của các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí năm qua và điều ấy được Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi chia sẻ tại Hội nghị.
Là đơn vị theo dõi, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành các Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội triển khai thực hiện phong trào xây dựng môi trường văn hóa cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo Việt Nam ở cơ sở. Đồng thời, Thường trực Hội hướng dẫn triển khai phong trào ở các cấp Hội, đến nay đã có 103/288 tổ chức Hội nộp bản cam kết thi đua…
Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài đối với Hội Nhà báo các cấp, nhất là các cơ quan báo chí và người làm báo. Trong đó, quy chế thi đua, khen thưởng của Hội hiện nay cũng đưa nội dung văn hóa báo chí, văn hóa người làm báo vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm. Nhiều đơn vị tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm cụ thể hóa việc phát động và duy trì phong trào.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Cùng với việc tiếp tục thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, việc triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” thời điểm hiện nay là một cách thức nhằm chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương, góp phần giúp mỗi cơ quan báo chí, người làm báo tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong “sứ mệnh của người cầm bút”.
Để phong trào thực sự hiệu quả, đi vào đời sống báo chí của đất nước, dần loại bỏ những sản phẩm báo chí thiếu văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa, những hành vi lệch chuẩn của đội ngũ người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các cấp Hội tích cực hưởng ứng phong trào trong thời gian tới.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 24/11, Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang và Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Lễ trao học bổng “Chắp cánh ước mơ” lần thứ 14, năm học 2024 - 2025.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.