Sự nghèo khổ của người nông dân thôi thúc tôi đi tìm lời giải

Thứ bảy, 16/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tác phẩm “Làm giàu “trên lưng” người trồng lúa” của nhóm tác giả Vũ Viết Đoàn, Lê Quang Nhung, Trần Đắc Xuyên (Ban Thời nay - Báo Nhân Dân) – đã đoạt giải cao ở ở thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, bút kí báo chí, ghi chép (báo in) tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XII- năm 2017. Báo NB&CL đã có cuộc trò chuyện cùng nhà báo Vũ Viết Đoàn xung quanh hậu trường của tác phẩm báo chí này.

“Để thực hiện được loạt bài này, chúng tôi đã phải hàng chục lần lặn lội đi xuống vùng trọng điểm về lúa gạo, trái cây tại ĐBSCL. Mỗi lần đi như vậy chúng tôi thường xuống trực tiếp ở vùng thực hiện “cánh đồng lớn” hoặc dự án triển khai của các Doanh nghiệp (DN) và có khi gặp từng hộ dân, tìm kiếm thông tin từ những bảng kê của người dân, chính quyền xã, huyện...Đồng thời trực tiếp làm việc với các DN thì mới có thể có những bảng so sánh được. Tuy nhiên, bao giờ con số được các DN phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đưa ra đều “đẹp”...” – Nhà báo Vũ Viết Đoàn đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện với báo Nhà báo & Công luận về tác phẩm “Làm giàu “trên lưng” người trồng lúa”.  

Báo Công luận
 Nhà báo Vũ Viết Đoàn 

Tôi muốn đi tìm sự lý giải cho những bất cập

+ Được biết anh là người có nhiều loạt bài viết về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhiều tác phẩm có hiệu lực, có tiếng vang và đoạt giải cao. Điều gì khiến anh quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này dù không phải phóng viên theo dõi đến vậy?

- Một trong những điều tôi quan tâm chính là nông nghiệp là một thế mạnh của Việt Nam, với hiện nay hơn 60% người dân phải sống nhờ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong một thời gian dài nền kinh tế Việt Nam lại không được chú trọng đúng với tiềm năng của nó mà lại tập trung phát triển công nghiệp nặng như sắt, thép… Chính vì vậy, tôi muốn đi tìm sự lý giải cho những bất cập này. Tôi mong muốn rằng chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật và hãy tập trung cho thế mạnh của mình. Thực tế đã chứng minh đối với sản phẩm nông nghiệp nếu tập trung canh tác theo công nghệ cao hay chế biến sâu tạo ra những sản phẩm cho người tiêu dùng thì giá trị của nó sẽ tăng cao hơn hẳn. Thậm chí, đã có không ít những bài học thực tế về tập trung cho chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp đã cho giá trị cao gấp hàng chục lần.

Đặc biệt từ năm 2017 đến nay nhờ có định hướng tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Chính phủ mà các sản phẩm từ nông nghiệp như trái cây, rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu tăng mạnh cả về số lượng và doanh thu ở nhiều nước “khó tính” như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…

Báo Công luận
Nhà báo Vũ Viết Đoàn nhận giải A giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI - 2015.

+ Loạt bài 3 kỳ đoạt giải đã khai thác ở một góc độ rất mới về mối quan hệ giữa người nông dân và các doanh nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và lúa giống. Tác phẩm có những góc nhìn mang tính phản biện cao, anh có thể chia sẻ sâu hơn về ý tưởng thực hiện chủ đề này?

- Tôi đã tham gia rất nhiều hội nghị, hội thảo về nông nghiệp hay các cuộc tổng kết cuối năm của những DN tham gia cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Trong đó, các DN đều cho rằng nông dân là “ân nhân” của họ. Về một khía cạnh nào đó thì đây là điều hoàn toàn đúng bởi trên thực tế các DN hoạt động trong lĩnh vực này muốn tồn tại và phát triển được phải dựa vào những người nông dân trồng lúa, trồng màu… Thế nhưng trong những năm gần đầy tôi thấy được các DN trong lĩnh vực cung cấp vật tư nông nghiệp ngày càng phát triển và đặc biệt đã có thời điểm những DN này luôn có bước phát triển vượt bậc về doanh thu, lợi nhuận và số lượng DN này ngày càng tăng cao về số lượng. Trái ngược lại đối với người trồng lúa, là “đối tác” trực tiếp trong khoảng 10 năm trở lại đây năng suất lúa tăng không là bao, đặc biệt là đầu ra và giá lúa không tăng, đời sống người trồng lúa ngày càng có nguy cơ nghèo đi. Từ đây có thể hiểu rằng, với những bước tăng trưởng mạnh của các DN này chỉ còn một cách “ăn” vào những khoản lợi nhuận của người trồng lúa. Đồng thời, qua tìm hiểu thấy được mức độ “ăn” của các DN này ngày càng tăng mạnh bởi giá của các loại vật tư nông nghiệp, phân bón ngày một tăng.

+ Câu chuyện mà loạt bài đề cập rất gần gũi, nhiều người quan tâm, được hội đồng chấm giải BCQG đánh giá cao. Nhưng để có được những góc nhìn mới, việc khai thác tài liệu chắc hẳn không dễ dàng, thưa nhà báo?

- Đúng vậy! Tôi đã từng đặt ra câu hỏi: Với diện tích trồng lúa, cây ăn trái tại vùng ĐBSCL lớn và được thiên nhiên ưu đãi như vậy nhưng những người nông dân ở đây vẫn nghèo, nhiều hộ gia đình có vài ba ha đất nhưng cứ kết thúc mùa gặt lại trong tình cảnh hết tiền? Sự nghèo khổ của người nông dân giúp tôi quyết tâm hơn để đi tìm lời giải.

Thực tế, người nông dân miền Tây họ rất thật thà, chất phác. Trái ngược lại các DN về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã có quá trình gắn bó với người nông dân một thời gian rất dài. Chính từ những yếu tố này các DN này có dấu hiệu lợi dụng sự thật thà, chất phác của người dân nơi đây để “làm giàu” (điều này đã được thể hiện qua loạt bài viết). Do vậy, những thông tin liên quan được các DN bưng bít rất kín. Thậm chí, ở nhiều địa phương các DN này đã lợi dụng vào ngay chính cán bộ chính quyền phổ biến những chính sách riêng hướng đến có lợi cho DN. Trong đó, ngay cả chính sách được cho là đã làm thay đổi một phần cách làm, cách nghĩ của người dân trồng lúa và đã trở thành chiến lược lớn của Chính phủ như “cánh đồng lớn” cũng bị các DN này lợi dụng, hưởng lợi.

Để thực hiện được loạt bài này, chúng tôi đã phải hàng chục lần lặn lội đi xuống vùng trọng điểm về lúa gạo, trái cây tại ĐBSCL. Mỗi lần đi như vậy chúng tôi thường xuống trực tiếp ở vùng thực hiện “cánh đồng lớn” hoặc dự án triển khai của các DN và có khi gặp từng hộ dân, tìm kiếm thông tin từ những bảng kê của người dân, chính quyền xã, huyện...Đồng thời trực tiếp làm việc với các DN thì mới có thể có những bảng so sánh được. Tuy nhiên, bao giờ con số được các DN phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đưa ra đều “đẹp”...

Báo Công luận
 Tác phẩm đã tìm ra lời giải cho nghịch lý “làm giàu “trên lưng” người trồng lúa". 

Làm sao cho người nông dân bớt khổ

+ Từ những con số mà “DN đưa ra đều đẹp” phải làm gì để “tiệm cận” với sự thật đằng sau đó, thưa anh?

- Đó là những nỗ lực mà nhóm tác giả chúng tôi đã dành nhiều tâm huyết. Như anh Quang Nhung và tôi cùng đúc kết, để có một tác phẩm chất lượng, để có một kết quả tốt nhất trong điều tra cần “5 sự thật”: thật sự tự tin, thật sự tôn trọng lẫn nhau, thật sự đoàn kết, làm việc thật sự không vụ lợi và thật sự đặt người đúng chỗ... Từ quan điểm làm nghề ấy, chúng tôi đã cùng nhau tìm ra “chìa khóa” của vấn đề này. Đối với người trồng lúa tại vùng ĐBSCL nơi được coi là “vựa lúa” của cả nước, chiếm đến 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu nhưng nếu tính đúng, tính đủ theo giá thị trường thì người trồng lúa đang phải bù lỗ. Cụ thể, theo báo cáo của các địa phương hay ngay của Bộ NN&PTNT thì mỗi năm một ha lúa canh tác ba vụ có thể người dân có lời từ 20 đến 25 triệu đồng nhưng các địa phương này đã bỏ qua giá trị về đất của người dân. Trong khi đó, để cho thuê một ha đất lúa ba vụ có giá khoảng 30 triệu đồng. Nhìn các con số này thì người dân không hề có lời và việc bù lỗ vẫn đang ngày một tăng cao bởi giá các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Và câu chuyện “làm giàu “trên lưng” người trồng lúa” là một thực tế chua xót. Các anh kỳ vọng gì ở loạt bài này?

- Chúng tôi nghĩ rằng, dù sao đi nữa phải nhìn vào thực tế, phải đảm bảo được các yếu tố cho cuộc sống bền vững của người dân. Một trong những quan điểm xuyên suốt và thể hiện trong mỗi bài báo đều vì mục đích chung. Đối với loạt bài này, ngành nông nghiệp nói chung và các DN phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nói riêng cần có cái nhìn nhận lại không chỉ vì quyền lợi của DN mình mà bất chấp tất cả, ngay cả những người nông dân luôn được coi là “ân nhân”. Điều mà tôi kỳ vọng lớn nhất là làm sao cho người nông dân bớt khổ và hãy biến ngành nông nghiệp thực sự là một thế mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam.

+ Vâng, xin cảm ơn anh!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo