Sự nghiệp của NSƯT Thanh Loan trước khi được xét tặng Nghệ sĩ nhân dân

Chủ nhật, 25/07/2021 12:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) NSƯT Thanh Loan từng là nữ diễn viên tài năng của điện ảnh quân đội, vai “ni cô Huyền Trang” cũng là “nốt thăng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật” của bà. Nữ nghệ sĩ giờ đây lại có thêm niềm vui mới khi tuổi ngoài thất thập.

Vai diễn kéo dài 4 năm trong “Biệt động Sài Gòn”

Khi nhận lời đóng nhân vật “ni cô Huyền Trang” cho tác phầm kinh điển của đạo diễn Long Vân, cô phát thanh viên cho truyền hình quân đội công an Thanh Loan ngày ấy có lẽ cũng không ngờ quá trình quay phim lại kéo dài đến thế. Tuy vậy, đây vẫn là vai diễn định mệnh, mang về cho bà nhiều tiếng tăm sau này.

Trước đó, nữ diễn viên sinh năm 1951 từng được “đo ni đóng giày” cho nhiều tác phẩm cùng thời như “Bài ca ra trận” (đạo diễn Trần Đắc, 1973), “Người chưa biết nói” (đạo diễn Bạch Diệp, 1979), “Tuổi thơ” (đạo diễn Nguyễn Xuân Chân, 1979), “Bản đề án bị bỏ quên” (đạo diễn Nông Ích Đạt, 1980), “Phương án ba bông hồng” (đạo diễn Văn Hòa, 1981), “Trời xanh qua kẽ lá” (đạo diễn Khôi Nguyên, 1985), “Bí mật thành phố cấm” (đạo diễn Quốc Long, 1990)…

Nghệ sĩ Thanh Loan đóng đinh với vai diễn “ni cô Huyền Trang” trong “Biệt động Sài Gòn”

Nghệ sĩ Thanh Loan đóng đinh với vai diễn “ni cô Huyền Trang” trong “Biệt động Sài Gòn”

Nhưng phải đến vai trong “Biệt động Sài Gòn”, Thanh Loan mới thực sự gây dấu ấn với hình ảnh nữ chiến sĩ biệt động khoác áo tu hành Huyền Trang, ni cô có đôi mắt nhung sâu thẳm, vừa dịu dàng, đằm thắm nhưng cũng đầy gan góc, mãnh liệt. Đây cũng là nhân vật định mệnh của bà khi đạo diễn Long Vân ngỏ lời mời Thanh Loan là lúc bộ phim đã quay được 1 năm, nhưng vẫn chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang. Do thấy kịch bản hay nên nữ nghệ sĩ đã quyết định tham gia.

Thời gian ghi hình cho tác phẩm sở dĩ khá dài là bởi phim phải chia làm nhiều giai đoạn để diễn viên có thể ngấm nhân vật và kịch bản. Thanh Loan nhờ đó có điều kiện xin vào chùa tu tập một tuần, học các nhà sư cách sinh hoạt, đi đứng, nói năng, tụng kinh, gõ mõ... Cô gái trẻ đất Hà Thành khi ấy còn tự nguyện cắt đi mái tóc của mình và xin quay thử cảnh tra tấn bằng điện giật dù chưa từng trải qua cảm giác đó. Tất cả với bà đều là những hy sinh vì nghệ thuật.

Nữ diễn viên gốc Hà Thành từng có vẻ đẹp đằm thắm phù hợp với các vai thuần hậu, chất phác.

Nữ diễn viên gốc Hà Thành từng có vẻ đẹp đằm thắm phù hợp với các vai thuần hậu, chất phác.

Nhiều người thắc mắc phim quay lâu như vậy chắc thù lao cũng rất cao, Thanh Loan cười chia sẻ, thời của chị việc được tham gia đóng phim điện ảnh là niềm vinh dự cho cả cơ quan đoàn thể lẫn cá nhân, gia đình nên hầu như chả ai đòi hỏi cát-xê hay hợp đồng. Tuy nhiên, bà vẫn được nhận một khoản tiền gọi là bồi dưỡng thanh sắc. Ở trường hợp của nữ diễn viên, đóng 4 tập “Biệt động Sài Gòn” được bồi dưỡng 18 triệu đồng, sau khi đổi tiền năm 1985 còn 1,8 triệu đồng nhưng vẫn vui, vì thời đó không bị kinh tế thị trường chi phối mà chỉ nghĩ nghệ thuật là trên hết.

Cuộc sống yên bề gia thất

Tuy thường đóng những vai diễn khổ sở, bạc mệnh trên phim nhưng ngoài đời nữ nghệ sĩ lại có một cuộc sống hạnh phúc bên người chồng là giáo sư Toán học hơn bà 10 tuổi. Bà khoe rằng,  mình đã có 3 cháu ngoại, 2 cháu nội. Nhà hai con lại ngay cận kề nên cứ rảnh rỗi là vợ chồng bà lại sum vầy bên nhau. Chồng bà cũng không hề khô khan khi vừa biết làm thơ tặng vợ, thỉnh thoảng lại còn mời vợ làm mẫu để vẽ chân dung.

Nữ nghệ sĩ hiện sống hạnh phúc bên chồng và con cháu và vẫn giữ nét hồn hậu, thanh lịch.

Nữ nghệ sĩ hiện sống hạnh phúc bên chồng và con cháu và vẫn giữ nét hồn hậu, thanh lịch.

Sau vai “ni cô Huyền Trang”, Thanh Loan cũng không nhận bất cứ tác phẩm nào nữa. Bà cho rằng thâm tâm luôn cảm thấy chưa có kịch bản nào hay và chưa có nhân vật nào đủ hấp dẫn để vượt qua cái bóng của nhân vật trong “Biệt động Sài Gòn”. Hơn nữa, nữ diễn viên cũng muốn lưu giữ cho khán giả hình ảnh đẹp, sống mãi trong lòng họ với vai diễn đặc biệt của mình.

Nhưng lối sống khép kín cũng từng đem lại cho NSƯT Thanh Loan không ít rắc rối vì những lời đồn rằng bà đã qua đời hay tin bà đi tu thật vì bị ám ảnh bởi vai diễn ni cô. Tai hại hơn, người ta còn đồn chị bị tạt axit do đánh ghen, rồi vợ chồng chị đã li dị… Những lần như vậy nữ diễn viên lại phải cất công “giải trình” với cơ quan, đồng nghiệp.

Được xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân ở tuổi 70

Đến nay, nghỉ hưu với quân hàm Đại tá đã hơn chục năm nhưng NSƯT Thanh Loan vẫn nhiệt tình làm công tác hội. Bà hiện đang là Phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội. Bà bảo, công việc giúp mình cảm thấy vui vẻ và khoẻ hơn, khi vẫn được gặp gỡ, giao lưu cùng đồng nghiệp, anh chị em yêu mến điện ảnh.

Mới đây, Thanh Loan vừa được đề nghị xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân lần thứ 10 ở tuổi 70 do Hội đồng cấp cơ sở Cục Truyền thông CAND thống nhất trình lên lên Hội đồng cấp Bộ. Tuy đã thành danh từ lâu nhưng tới nay NSƯT Thanh Loan mới được đề nghị xét danh hiệu NSND. Sự chậm trễ này xuất phát từ quy định về số huy chương, giải thưởng trong sự nghiệp cần có để xét danh hiệu. Trường hợp đề nghị xét tặng của nữ diễn viên lần này nằm trong diện đặc biệt. 

Bà được đề xuất xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân lần thứ 10 và thuộc trường hợp đặc biệt bổ sung theo NĐ 40.

Bà được đề xuất xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân lần thứ 10 và thuộc trường hợp đặc biệt bổ sung theo NĐ 40.

Theo đó Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đã thêm vào một số trường hợp đặc biệt dành cho các nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng. Qua đó, nghị định đã tháo gỡ vướng mắc, bởi một số gương mặt nghệ sĩ tài năng, được công chúng yêu mến nhưng chưa đáp ứng tiêu chí giải thưởng nên gặp khó khăn trong việc đề nghị xét tặng.

Các nghệ sĩ ưu tú còn lại của ngành công an được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND gồm: NSƯT Hồng Tuấn, thuộc Nhà hát CAND; NSƯT Khương Đức Thuận và NSƯT Hương Dung (đã nghỉ hưu), Đại tá Nguyễn Quang Vinh, nguyên Phó Cục trưởng kiêm Phó giám đốc Truyền hình CAND.

Khang Lâm

Bình Luận

Tin khác

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa