Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ: Bảo đảm quyền của công dân trong sáng tạo KH&CN

Thứ năm, 21/10/2021 17:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, KH&CN, tiếp cận các giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV đã nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (KH&CN) trình bày Tờ trình tóm tắt về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).

sua doi bo sung mot so dieu cua luat so huu tri tue bao dam quyen cua cong dan trong sang tao khcn hinh 1

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày Tờ trình tóm tắt về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ trước Quốc hội.

Theo ông Huỳnh Thành Đạt – Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện pháp luật về SHTT; kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể gồm người sáng tạo, bên sử dụng, công chúng thụ hưởng.

Cùng với đó là bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, KH&CN, tiếp cận các giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; khuyến khích tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu trong các lĩnh vực; bảo hộ quyền SHTT theo quy định tại Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung cũng khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nội luật hóa các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA ...

Đi vào nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 02 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm Chính sách đã được thông qua, cụ thể như sau:

Chính sách 1: Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan (QTG, QLQ). Theo đó, các quy định liên quan đến xác định chủ thể nắm giữ quyền tài sản (chủ sở hữu, tác giả, người biểu diễn) được quy định rõ ràng và cụ thể, giúp cho quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng trong các hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao QTG, QLQ được thuận lợi hơn.

Chính sách 2: Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, nội dung sửa đổi để thực hiện chính sách này được thể hiện theo hai phương án: Phương án 1: Sửa đổi Điều 86, bổ sung các Điều 86a, 133a, 136a và khoản 6 Điều 139 của Luật Sở hữu trí tuệ để quy định cụ thể về việc quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được trao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, đồng thời quy định bảo lưu quyền của Nhà nước trong một số trường hợp cũng như nghĩa vụ của tổ chức chủ trì.

Phương án 2: Giữ nguyên quy định hiện hành. Sau đó, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về nội dung này với những thông tin cụ thể hơn sẽ được trình bày ở phần sau.

sua doi bo sung mot so dieu cua luat so huu tri tue bao dam quyen cua cong dan trong sang tao khcn hinh 2

Quang cảnh Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Chính sách 3: Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Ông Huỳnh Thành Đạt cho biết, các quy định liên quan đến sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế trùng với sáng chế được yêu cầu bảo hộ do cơ quan sáng chế nước ngoài thực hiện; thành phần hồ sơ trong thủ tục đăng ký QTG, QLQ hoặc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch. 

Chính sách 4 là bảo đảm mức độ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN, chính sách này bổ sung một số trường hợp ngoại lệ và các giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan; bổ sung một số quy định nhằm kiểm soát sáng chế có sử dụng nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen; bổ sung một số căn cứ chấm dứt hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (sáng chế, nhãn hiệu); xử lý xung đột giữa nhãn hiệu với tên giống cây trồng, với đối tượng QTG, QLQ; làm rõ điều kiện bị coi là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền; bổ sung quy định về giới hạn đối với quyền giữ giống của nông dân.

Chính sách 5: Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

Các nội dung sửa đổi nhằm đẩy mạnh hoạt động đại diện SHCN, giám định SHTT để hỗ trợ có hiệu quả cho hệ thống SHTT.

Chính sách 6: Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, các quy định liên quan đến bảo vệ quyền được sửa đổi nhằm bảo đảm cơ chế bảo vệ quyền SHTT được hiệu quả, hợp lý và khả thi hơn, trong đó đáng chú ý là: Xác định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính; và Thẩm quyền chủ động của hải quan trong việc áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới.

Đối với việc xác định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính, nội dung này được thể hiện theo hai phương án trong Dự thảo Luật: Phương án 1 là sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 211 theo hướng chỉ duy trì biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với QTG, QLQ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; Phương án 2 là giữ nguyên quy định hiện hành.

Chính phủ cũng sẽ xin ý kiến Quốc hội về nội dung này với những thông tin cụ thể hơn sẽ được trình bày ở phần sau.

Chính sách 7: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu rõ: Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam mới là thành viên hoặc các nội dung chưa được quy định trong Luật để thi hành theo cam kết quốc tế như bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, thẩm quyền của cơ quan hải quan...

Quốc Trần

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức