Sửa đổi Luật Đất đai chưa giải quyết được căn cơ những bất cập, hạn chế hiện nay

Thứ sáu, 29/05/2020 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai sẽ không giải quyết được căn cơ vấn đề bất cập, hạn chế đang đặt ra.

Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thời gian qua có lúc, có nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Ảnh minh họa

Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thời gian qua có lúc, có nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Ảnh minh họa

Đó là quan điểm của Chính phủ khi báo cáo Quốc hội về lý do xin rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản báo cáo Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chuẩn bị dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

Theo đó, đến nay về cơ bản Chính phủ đã hoàn chỉnh dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo những chủ trương, chính sách và định hướng sửa đổi, bổ sung đã được Chính phủ thông qua.

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thực tiễn triển khai thi hành Luật Đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập. Đó là việc tổ chức thi hành pháp luật chưa tốt, làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong khi đó, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho một số dự án triển khai còn chậm, có nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.

Việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ, còn bị lợi dụng.

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, một số đạo luật mới được ban hành như Luật Quản lý tài sản công, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư công, Luật Lâm nghiệp… đã có các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Đất đai, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thi hành luật.

Trong quá trình tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học, Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai sẽ không giải quyết được căn cơ vấn đề bất cập, hạn chế hiện nay.

Điển hình như các chính sách về mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và vấn đề an ninh lương thực; các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng và việc giải quyết hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó là các chính sách thuế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và đất đã giao, cho thuê đối với doanh nghiệp nhưng lại bỏ hoang; việc xây dựng khung giá đất theo giá thửa đất chuẩn của vùng giá trị.

Việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm được an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, kinh tế xã hội, vừa không tác động xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh có yếu tố nước ngoài…

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những nội dung nêu trên đều là vấn đề lớn mang tính cốt lõi, căn bản trong quản lý và sử dụng đất đai, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và tác động trực tiếp đến các tầng lớp trong xã hội, tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cần có sự nghiên cứu sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, nếu ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai tại thời điểm hiện nay là chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra.

“Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai có tác động rất lớn đến các quan hệ, đối tượng trong xã hội, tác động đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, do đó cần thiết phải lấy ý kiến toàn dân, nên cần phải có thời gian chuẩn bị… Việc lùi thời gian sửa đổi toàn diện Luật Đất đai là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”- Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ.

Song song với quá trình rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, thời gian qua, Chính phủ đã chủ động tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; Nghị định khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp; Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, khi Chính phủ ban hành các nghị định này, sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc tiếp cận đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Như vậy, về cơ bản những vấn đề vướng mắc, tồn tại cũng đã được Chính phủ tập trung giải quyết theo thẩm quyền.

Trong phiên họp toàn thể lần thứ 27 hồi cuối tháng 4/2020, Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã cho ý kiến vào tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Theo tờ trình của Chính phủ, trong chương trình xây dựng luật năm 2020, Chính phủ đề nghị rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

Đại diện của Chính phủ - Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết tại phiên họp, kế hoạch, định hướng sửa đổi Luật Đất đai đã được Thường trực Chính phủ thảo luận.

Theo Chính phủ, với tính chất quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, Luật Đất đai tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật này tại thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp sẽ có tác động lớn đến ổn định chính trị - xã hội, không loại trừ khả năng các thế lực thù địch lợi dụng, kích động làm cho khiếu kiện gia tăng.

Hơn nữa, sau Đại hội Đảng XIII, nghị quyết mới sẽ được ban hành. Đây là nghị quyết mang tính chiến lược, toàn diện, đầy đủ và có tính chất lâu dài về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho giai đoạn mới, trong đó có nội dung về đất đai.

Vì vậy, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của luật Đất đai hiện hành, định hướng sửa đổi, bổ sung toàn diện luật Đất đai sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), Chính phủ đã xin rút dự án này để trình vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình và đề nghị lùi dự án luật này sang Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

T. Toàn

Tin khác

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức