Sức hút Việt Nam!

Thứ bảy, 01/01/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam - Điểm đến hàng đầu châu Á 2021 - không chỉ là sự nhìn nhận của riêng Giải thưởng Oscar về du lịch - World Travel Awards, mà còn là cảm nhận chung của bạn bè quốc tế.

Bởi, giữa đại dịch COVID-19, khi phần lớn các cuộc hội đàm, gặp gỡ cấp cao diễn ra theo hình thức trực tuyến, thì năm 2021 vừa qua, lãnh đạo nhiều quốc gia vẫn chọn đất nước hình chữ S là điểm đến cho chuyến công du của mình.

1. “Chuyến đi quan trọng nhất (tới Việt Nam) mà một quan chức cấp cao của Mỹ thực hiện kể từ thời Tổng thống Bill Clinton - người đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995”. Đó là nhận định được ông Thomas Vallely - chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trường Harvard Kennedy thuộc Đại học Havard - đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (từ 24-26/8).

Còn ngay sau khi chuyến thăm kết thúc, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, đã có bài viết, trong đó khẳng định: Chính quyền Biden - Harris rõ ràng coi quan hệ đối tác với Việt Nam là quan trọng, thể hiện qua việc Phó Tổng thống Kamala Harris thăm Việt Nam chỉ vài tuần sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.

suc hut viet nam hinh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thăm Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Có quá nhiều yếu tố lý giải cho câu hỏi: Vì sao nước Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Việt Nam đến thế. Sau 26 năm bình thường hóa quan hệ (từ năm 1995), quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều tiến triển thực chất, toàn diện, trải dài trên cả bình diện song phương và đa phương, trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ cho đến quốc phòng - an ninh. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, Việt Nam đang trở thành một đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Hoa Kỳ.

Chưa hết, như nhận định của ông Nguyễn Vinh Quang - Cố vấn Cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế (CSSD)- Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam bởi trong ASEAN, Mỹ và nhiều quốc gia thấy vai trò quan trọng của Việt Nam khi Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng cho khu vực ASEAN; Tiếng nói của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc được cộng đồng quốc tế coi trọng.

Còn Phó tổng thống Harris, trong chia sẻ tại cuộc họp báo thông báo kết quả chuyến thăm, đã không giấu được sự hài lòng: “Tôi hy vọng chuyến thăm lần này sẽ mở ra chương mới cho quan hệ Việt - Mỹ… Mối quan hệ chúng tôi đang có với Việt Nam là một mối quan hệ thực sự được xây dựng trên nền tảng sự thấu hiểu, mong muốn chung của hai bên nhằm tăng cường an ninh, kinh tế của cả hai nước, cũng như tăng cường khả năng ứng phó với các thách thức trong tương lai”. “Cùng nhau tiến lên, Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đương đầu với những thử thách mới và tìm được cơ hội cho cả hai bên” - nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ khẳng định.

2. Chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào tới Việt Nam (từ ngày 28-29/6) là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này là thêm một minh chứng cho thấy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.

suc hut viet nam hinh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nâng cốc chúc mừng tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Lào. Ảnh: Trí Dũng / TTXVN

Chiêu đãi chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng đoàn cấp cao Lào ngày 28/6/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng đã qua, chúng ta vô cùng tự hào về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào không ngừng phát triển và đơm hoa kết trái. Mối quan hệ này đã trở thành quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước và là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc mà thế hệ hôm nay cần giữ gìn, bảo vệ, vun đắp và truyền tiếp cho muôn đời con cháu mai sau”.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở cả hai nước, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào tiếp tục khởi sắc với nền móng vững chắc là mối quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó, thực chất. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Trong gian khó của đại dịch, ngay khi Lào phải đối mặt với làn sóng dịch mới vào tháng 4 vừa qua, Việt Nam là nước đầu tiên cử chuyên gia và gửi vật tư y tế sang giúp Lào. Các bộ, ngành, địa phương trên cả nước Việt Nam cũng tích cực quyên góp ủng hộ Lào hàng triệu USD tiền mặt và vật tư y tế để giúp bạn chống COVID-19.

Về phía Lào, dù còn khó khăn hơn Việt Nam, nhưng vẫn vận động để hỗ trợ Việt Nam ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư. Đến nay, các tổ chức, ban ngành, địa phương và doanh nghiệp của Lào đã ủng hộ Quỹ phòng chống COVID-19 của Việt Nam trên 1,2 triệu USD.

3. “Nhiều người Thụy Sỹ hâm mộ Việt Nam” - Thị trưởng TP. Bern Alec von Granffenried chia sẻ như vậy khi tiếp kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân khi nhà lãnh đạo Việt Nam có chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ từ ngày 25 - 29/11/2021.

Nhưng sức hút của đất nước hình chữ S với quốc gia châu Âu này không chỉ dừng lại ở đó. Tại cuộc họp báo ngay sau cuộc hội đàm giữa hai bên, Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đánh giá quan hệ hai nước đã phát triển vượt bậc suốt nhiều thập niên qua. Thụy Sĩ từ chỗ là nước viện trợ phát triển thì hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba trong khu vực ASEAN của Thụy Sĩ. Tổng thống Parmeli khẳng định Việt Nam tiếp tục sẽ là ưu tiên trong chính sách kinh tế của Thụy Sĩ.

suc hut viet nam hinh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ Ignazio Cassis ngày 5/8. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Trước đó hơn 3 tháng, việc Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis lựa chọn đến Việt Nam vào những ngày đầu tháng 8/2021 không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt bởi diễn ra vào đúng dịp Quốc khánh Thụy Sĩ lần thứ 730 (1/8/1291), đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Việt Nam và Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao (11/10/1971) mà còn chứa đựng nhiều kỳ vọng hơn thế từ đất nước Thụy Sĩ.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tăng cường tham gia vào các hoạt động đối ngoại đa phương và lần thứ hai trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Năm 2022, Thụy Sĩ là ứng cử viên cho một ghế trong HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2023-2024. Những kinh nghiệm đắt giá của Việt Nam từ hai lần đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ hẳn là “cẩm nang” vô cùng cần thiết để Thụy Sĩ học hỏi, lựa chọn cho mình một hướng đi thích hợp.

Chưa hết, với những gì vừa trải qua từ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN trong năm 2020 rất thành công, Việt Nam cũng khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ và sẵn sàng làm cầu nối để Thụy Sĩ tăng cường quan hệ với ASEAN.

Sức hút Việt Nam, vị thế Việt Nam đã là một nhân tố quan trọng góp phần quan trọng vào công tác ngoại giao vắc xin của Việt Nam. Tính đến ngày 10/12/2021, Mỹ đã trao tặng riêng Việt Nam hơn 24 triệu liều vắc-xin COVID-19. Ngoài ra, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó đại dịch. Trong chuyến thăm Thụy Sĩ hồi tháng 11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn Chính phủ Thụy Sĩ đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị y tế trị giá khoảng 5 triệu USD phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Hai bên cũng đang thúc đẩy việc các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu hai nước hợp tác phát triển, sản xuất và phân phối vắc-xin và thuốc điều trị COVID-19.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức