(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.
9 năm cho một bản Công ước thiết lập trật tự hàng hải toàn cầu
Ngày 16/11/1994, mất tới 12 năm sau khi được ký kết, sau khi được đủ 60 nước thành viên phê chuẩn, Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) mới chính thức có hiệu lực. Nhưng chừng ấy chưa phải đã hết những gian nan để có được văn kiện pháp lý này.
Ngược dòng thời gian, ý tưởng về việc có một cơ sở pháp lý đủ mạnh để “điều phối” mọi hoạt động liên quan tới biển và đại dương đã có từ lâu. Hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật Biển được Hội Quốc liên triệu tập năm 1930 tại La Hay (Hà Lan) để bàn luận, xây dựng các quy định quốc tế về quy chế lãnh hải, chống cướp biển và các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển nhưng không đạt được kết quả cụ thể nào.
Năm 1958, Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển tại Genève (Thụy Sĩ) với 86 nước tham dự. Hội nghị này đã thông qua 4 Công ước quốc tế về Luật Biển, gồm: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật; Công ước về thềm lục địa; Công ước về biển cả. Tuy nhiên một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết, như chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua eo biển quốc tế, giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.
Ngày 15/3/1960, Liên hợp quốc tiếp tục triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ II tại Genève (Thụy Sĩ). Nhưng do có nhiều bất đồng nên hội nghị này tiếp tục không đạt được kết quả nào đáng kể. Cũng thời gian đó, Malta, một quốc gia ven biển nhỏ bé ở châu Âu, cụ thể là Đại sứ - Luật gia Arvid Pardo, đã khởi xướng đề nghị Liên hợp quốc bảo trợ một Hội nghị quốc tế soạn thảo Công ước Luật Biển. Đề nghị này ngay lập tức nhận được nhiều sự hưởng ứng, và năm 1973, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 vì thế tiếp tục được triệu tập.
Tuy nhiên, phải mất tới 5 năm trù bị (1967-1972), 9 năm thương lượng (1973-1982) và 11 khóa họp với sự tham gia của hàng trăm quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ, tới tận ngày 30/4/1982, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 mới thông qua được Công ước mới về Luật Biển với 130 phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 2 nước không tham gia bỏ phiếu.
Đến ngày 10/12/1982, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica. Việc UNCLOS được ký kết là dấu mốc quan trọng của luật biển quốc tế, chấm dứt một thời gian dài các mâu thuẫn, tranh cãi và căng thẳng, thậm chí hỗn loạn trên các đại dương và vùng biển trên thế giới đồng thời biến UNCLOS trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.
Cho đến nay, đã có 168 quốc gia tham gia công ước, trong đó 164 quốc gia là thành viên của LHQ, UNCLOS được ví như hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán. UNCLOS bao hàm tất cả những nội dung quan trọng nhất trong luật pháp và thực tiễn quốc tế về biển và đại dương thế giới.
Từ sự xuất hiện của UNCLOS 1982, Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương đã được thành lập năm 1994, thực hiện chức năng tổ chức và kiểm soát các hoạt động dưới biển sâu ngoài vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, nhằm điều hành việc khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên của biển. Tòa án Luật Biển quốc tế cũng đã được thành lập năm 1996 và có quyền lực để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển phát sinh từ việc giải thích và áp dụng Công ước.
Việt Nam - 30 năm thành viên có trách nhiệm của UNCLOS
Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài hơn 3.260km, Việt Nam có nhiều lợi ích lớn gắn liền với biển, vì thế, Việt Nam luôn nhận thức rất rõ tầm quan trọng của biển. Minh chứng là Chiến lược biển Việt Nam 2018 đã xác định kinh tế biển, sử dụng bền vững biển là một trọng tâm lớn trong chiến lược phát triển của đất nước.
Cũng vì lẽ đó, Việt Nam đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của những văn bản pháp lý như UNCLOS đối với môi trường hoà bình, ổn định cũng như phát triển lâu dài của Việt Nam, nên từ trước khi UNCLOS 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế để xây dựng các văn bản pháp quy về biển; tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật Biển và ngay sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước.
Đặc biệt, trước khi Công ước có hiệu lực, ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này trong đó nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”. Nghị quyết phê chuẩn khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của UNCLOS và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Bên cạnh đó, ngày 21/6/2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác, bảo quản các vùng biển, thềm lục địa và hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng tại một văn bản có giá trị hiệu lực cao.
Báo chí quốc tế, như trang mạng Fulcrum.sg của Singapore hồi năm 2022 đã có bài viết khẳng định Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm và đã có nhiều nỗ lực đáng kể để thông qua và thực thi các điều khoản của UNCLOS 1982. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kêu gọi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á tôn trọng và tuân thủ UNCLOS 1982. Đặc biệt, trong năm giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, Việt Nam đã liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của UNCLOS 1982 trong việc duy trì hòa bình khu vực và giải quyết các tranh chấp biển.
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong việc tiên phong đề cao luật pháp quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Tháng 6/2021, Việt Nam khởi xướng thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS, tạo diễn đàn để các nước trao đổi, thảo luận kinh nghiệm về áp dụng và giải thích UNCLOS trong quản lý và sử dụng biển, tìm kiếm và khuyến khích các cơ hội hợp tác, thúc đẩy hơn nữa các cam kết thực hiện UNCLOS trong LHQ. Đến nay Nhóm đã có gần 120 nước từ tất cả các khu vực địa lý, bao gồm cả các quốc gia phát triển, đang phát triển và các nước đảo nhỏ.
Tháng 10/2022, Việt Nam cùng với 15 nước khác giới thiệu sáng kiến về việc xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước về biến đổi khí hậu trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan, bao gồm cả UNCLOS. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và nghiêm trọng đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, việc thúc đẩy sáng kiến sẽ có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng cộng đồng quốc tế tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm thông qua việc sử dụng và quản lý biển và đại dương một cách bền vững.
(CLO) Chiều tối và đêm nay (25/11), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ sau đó tràn miền Bắc. Rạng sáng ngày mai miền Bắc chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ C, riêng Hà Nội nhiệt độ phổ biến từ 17-19 độ.
(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha vào ngày 24/11 đã kêu gọi các đồng minh cung cấp hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa Oreshnik của Nga.
(CLO) Những bàn thắng quan trọng của Kylian Mbappe, Jude Bellingham và Valverde đã Real Madrid giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước đội tân binh Leganes, qua đó thu hẹp khoảng cách với đội đầu bảng Barcelona.
(CLO) Google đối mặt với tuần lễ quyết định: ra mắt Android 16 vào 2025, thách thức pháp lý từ DOJ về Chrome và tương lai mờ mịt của dòng máy tính bảng Pixel.
(CLO) Apple hoãn nhiều tính năng của iOS 19 đến bản iOS 19.4, dự kiến ra mắt vào cuối năm 2026. Điều này bao gồm Siri LLM mới, đánh dấu bước tiến AI của Apple, nhưng khiến người dùng phải chờ đợi.
(CLO) Dòng Honor 300 gây chú ý với phiên bản Ultra sắp ra mắt, nổi bật nhờ camera tiềm vọng và thiết kế cao cấp, hứa hẹn hiệu năng mạnh mẽ và trải nghiệm đột phá.
(CLO) Câu lạc bộ Liverpool thắng kịch tính 3-2 trước Southampton, trong khi Man Utd bị Ipswich cầm hòa 1-1 tại vòng 12 Ngoại hạng Anh 2024/25, tối muộn 24/11 (theo giờ Việt Nam).
(CLO) Tối 24/11, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP. Ninh Bình) rực sáng trong lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Sự kiện không chỉ tôn vinh bề dày lịch sử và văn hóa của vùng đất cố đô mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Ninh Bình trong phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản, và quảng bá du lịch.
(CLO) Theo hãng tin Reuters, người con trai cả Donald Trump Jr. đang giúp cha mình là Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ra các thành viên trong nội các chính quyền Mỹ nhiệm kỳ tới, điều đang gây ra tranh cãi ở quốc gia này.
(CLO) Phú Quốc đang vào mùa cao điểm du lịch cuối năm. Tại một số resort hạng sang, tỷ lệ đặt phòng đạt 90-100%, thậm chí nhiều khách sạn treo biển hết phòng cho đến hết tháng 1/2025.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng động cơ của máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 do Nga sản xuất đã bốc cháy sau khi đáp xuống Sân bay Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật.
(CLO) Phòng vé Mỹ cuối tuần đã bùng nổ với hai 'bom tấn' Wicked và Gladiator II. Trong khi Wicked thăng hoa với doanh thu ước tính 117 triệu USD – trở thành mở màn lớn thứ ba của năm, thì Gladiator II cũng không kém cạnh với con số ấn tượng 60 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?