Tác giả bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" qua đời ở tuổi 96

Chủ nhật, 29/03/2020 09:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhắc đến nhạc sĩ chuyên viết những ca khúc cho thiếu nhi, không thể không kể đến Phong Nhã – tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng gắn với bó với trẻ em. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 28/3 trong sự tiếc thương của gia đình, đồng nghiệp và khán giả.

Sự kiện: Bác Hồ

Nhạc sỹ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4/4/1924 tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông hoạt động âm nhạc quần chúng trong Hướng đạo sinh đầu những năm 40 thế kỷ XX, sau này, ông dành nhiều thời gian cho việc sáng tác các tác phẩm âm nhạc thiếu nhi và là một trong những người đóng góp đầu tiên có giá trị cho nhạc thiếu nhi từ những ngày đầu Cách mạng. Với kho tàng đồ sộ gồm hơn 250 bài hát về thiếu nhi, nhạc sỹ Phong Nhã được giới trong nghề mệnh danh là "Nhạc sỹ của tuổi thơ", "Ông vua dòng nhạc thiếu nhi"

Nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả bài hát

Nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, đã qua đời ở tuổi 96. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Hơn 70 năm qua, những ca khúc nổi tiếng của nhạc sỹ Phong Nhã đã in đậm trong tâm hồn của thiếu nhi Việt Nam, để lại ấn tượng sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ. Nhiều ca khúc của ông trở thành những bài hát truyền thống của lứa tuổi này như: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Cùng nhau ta đi lên”, “Kim Đồng”, “Lê Văn Tám”, “Anh còn sống mãi”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Làng em xanh tươi”, “Em yêu Đội nhi đồng”, “Bác sống đời đời”, “Hành khúc Đội”, “Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh”…  Trong đó, ca khúc “Cùng nhau ta đi lên” đã trở thành “Đội ca”, được hát trong những sự kiện quan trọng của các đội viên, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc hơn 50 năm qua.

Sáng tác nhiều là thế, nhưng nhạc sĩ Phong Nhã chưa từng theo học một lớp đào tạo âm nhạc chính quy, bài bản nào mà chủ yếu là tự học. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, có bố và bác ruột rất thích chơi đàn tranh, cậu bé Nguyễn Văn Tường (tên thật Phong Nhã) sớm được làm quen với đàn tranh, cây sáo, cây nhị và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ này.

Nhạc sĩ Phong Nhã tham gia cách mạng từ năm 1944, ông vào đảng cộng sản Việt Nam ngày 1/5/1946 - huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Ông từng là Nguyên Tổng biên tập đầu tiên của Báo thiếu niên Tiền Phong và là Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Năm 2001, nhạc sĩ Phong Nhã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông cũng được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Vì sự nghiệp giáo dục. 

Nhạc sĩ Phong Nhã và các em thiếu nhi. Ảnh: vov.vn

Nhạc sĩ Phong Nhã và các em thiếu nhi. Ảnh: vov.vn

Nhắc đến những đóng góp của nhạc sỹ Phong Nhã đối với nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sỹ Đức Trịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhạc sỹ Việt Nam, đánh giá, nhạc sỹ Phong Nhã là một trong những “cây đa cây đề” trong làng âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là trong âm nhạc thiếu nhi. Ông có một kho tàng đồ sộ về âm nhạc thiếu nhi, từng được mệnh danh là “vua sáng tác cho âm nhạc thiếu nhi”. Các sáng tác của nhạc sỹ Phong Nhã vẫn còn ghi đậm dấu ấn trong tâm của nhiều thế hệ những người yêu nhạc, từ thế hệ thiếu nhi của 70 năm trước cho đến tận bây giờ. Những tác phẩm âm nhạc cho thiếu nhi của ông đóng góp rất lớn vào kho tàng âm nhạc Việt Nam, sẽ được ghi nhớ mãi mãi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. 

“Nhạc sỹ Phong Nhã mất đi, ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các nhạc sỹ, cho công chúng, là sự mất mát lớn lao của nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc cho thiếu nhi”, nhạc sỹ Đức Trịnh chia sẻ

Lễ viếng nhạc sĩ Phong Nhã được tổ chức vào 7g15 - 9 giờ ngày 31/3, tại Nhà tang lễ Thanh Nhàn (Hà Nội), an táng tại nghĩa trang quê nhà.

BV

Tin khác

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa