Tác nghiệp đáng nhớ tại trận chung kết U22 Việt Nam - U22 Indonesia

Thứ tư, 11/12/2019 16:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Có thể nói rằng, đối với những phóng viên thể thao được tác nghiệp tại một đấu trường thể thao lớn trong khu vực đã là một điều tuyệt vời, nhưng tác nghiệp ở trận đấu lớn mang tính lịch sử của “môn thể thao vua” còn tuyệt vời hơn.

Hình ảnh đẹp nhất trong trận chung kết tối qua giữa U22 Việt Nam và U22 Inddooonessia. Ảnh: Lâm Thỏa.

Hình ảnh đẹp nhất trong trận chung kết tối qua giữa U22 Việt Nam và U22 Inddooonessia. Ảnh: Lâm Thỏa.

Vậy là sau 60 năm chờ đợi và khát khao chiến thắng, đội tuyển bóng đá nam U22 Việt Nam đã bước lên bục vinh quanh một cách vĩ đại nhất, đả bại Indonesia với tỉ số 3-0 trong trận chung kết tối ngày hôm qua trên sân vận động Rizal Memoria, Philippines.

Cả nước vỡ òa hạnh phúc trong niềm vui chiến thắng, trong số đó có những người may mắn hơn nữa - đó chính là những phóng viên tác nghiệp tại SEA Games 30, tác nghiệp tại trận chung kết lịch sử của bóng đá Việt Nam, những hình ảnh và thời khắc lịch sử hiển hiện ngay trước mắt.

Phóng viên Lâm Thỏa, báo Điện tử VnExpress đã có những chia sẻ nhanh với NB&CL về câu chuyện hậu trường và cảm xúc nguyên vẹn trong những giây phút này.

“Trâu chậm là uống nước đục ngay”

Là một trong số những phóng viên theo sát các đội tuyển dưới thời ông Park Hang-seo hai năm qua nên Lâm Thoả cũng có hiểu biết nhất định. Anh hiểu đội bóng hiện tại mạnh ra sao, tinh thần thế nào và đặc biệt họ không bao giờ chủ quan: “Nếu như là những kỳ SEA Games trước, hẳn tôi cũng sẽ lo lắng. Nhưng lần này không. Đến sân, tôi cùng một số phóng viên còn vui vẻ nhảy vài điệu nhè nhẹ khi BTC mở nhạc sôi động trước trận”, phóng viên Lâm Thỏa cho biết.

Anh cùng đồng nghiệp báo VnExpress.net có mặt tại Manila từ rạng sáng 21/12, đã “săn” được rất nhiều huy chương vàng các môn như wushu, cử tạ, thể dục dụng cụ, bóng đá nữ...Nhưng khoảnh khắc mà anh chờ đợi nhất vẫn là chung kết bóng đá nam. 

Phóng viên Lâm Thỏa chia sẻ: "Năm 2009 tôi lần đầu tác nghiệp SEA Games ở nước ngoài. Đó là năm Việt Nam tuột huy chương vàng, khi thua chung kết  trước Malaysia, đối thủ mà chúng ta đã đánh bại ở vòng bảng. 10 năm sau, kịch bản lặp lại, ở trận chung kết chúng ta lại đối đầu bại tướng ở vòng bảng, lần này là Indonesia. Nhiều người lo ngại ác mộng trở lại. Nhưng tôi cũng như các đồng nghiệp khác rất tự tin”.

Những hình ảnh thi đấu của các cầu thủ nhanh chóng được ống kính phóng viên ghi lại và gửi về.

Những hình ảnh thi đấu của các cầu thủ nhanh chóng được ống kính phóng viên ghi lại và gửi về.

Trước đó nhiều báo đài và các phương tiện truyền thông cũng đã có những chia sẻ về điều kiện tác nghiệp ở SEA Games 30 tại Philippines lần này. Những chặng đường di chuyển, công tác kiểm soát gắt gao cũng như những yêu cầu từ ban tổ chức đã gây không ít khó khăn cho phóng viên.

Đặc biệt trong trận chung kết bóng đá nam, số lượng phóng viên tác nghiệp được coi là đông kỷ lục. Khi mọi phóng viên đều có thể tiếp cận nguồn tin một cách dễ dàng và nhanh nhạy không kém gì nhau thì các phóng viên tác nghiệp trên sân càng phải chạy đua về số lượng và tốc độ. 

Lâm Thỏa vui vẻ chia sẻ thêm: “Nếu cầu thủ phải chiến đấu trên sân, thì chúng tôi cũng “chiến nhẹ” trong cuộc đua tác nghiệp. 19h trận đấu mới bắt đầu nhưng chúng tôi đến sân từ 14h30. Tôi và người anh cùng cơ quan đi sớm bởi muốn vào từ trận tranh giải ba giữa Myanmar và Campuchia, “xí” chỗ. Trận chung kết này, phóng viên đang tác nghiệp ở các thành phố đổ về, thêm một loạt phóng viên từ Việt Nam bay sang buổi sáng, rất đông, trong khi chỗ đẹp tác nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trâu chậm là uống nước đục ngay”.

Nhờ sự

Nhờ sự "bài binh bố trận" cẩn thận và chu đáo mà bất cứ tình huống nào xảy ra trên sân cỏ phóng viên Lâm Thỏa cùng đồng nghiệp đều ghi lại được hình ảnh. Trong ảnh là tình huống huấn luyện viên Park- Hang - Seo nhận thẻ đỏ. Ảnh: Lâm Thỏa.

Tuy nhiên, không phải đến sớm là đã yên tâm. Từ bán kết, ban tổ chức yêu cầu phóng viên ngoài đeo thẻ, mặc áo bib còn phải có vòng tay ghi trận đấu. Hết trận tranh giải ba, an ninh lùa hết phóng viên ra khỏi sân, yêu cầu phải có vòng tay trận Việt Nam. Anh cùng đồng nghiệp đành phải để balo ở ghế “xí” chỗ, ra ngoài trung tâm báo chí chờ. Cánh truyền thông sốt ruột vô cùng trong khi Ban tổ chức thì bình chân như vại, một tiếng trước trận đấu mới phát vòng giấy đeo tay.

Trong suốt cả trận đấu, ngoài việc quay và chụp lại tất cả diễn biến trên sân, phóng viên còn phải nhanh nhạy quan sát, lựa chọn vị trí, dõi theo nhất cử nhất động của trọng tài, ban huấn luyện, khán giả cho đến ban tổ chức. Những hình ảnh càng độc càng gây ấn tượng và có sức hút mạnh mẽ. Bởi thế mỗi phóng viên cũng phải canh me nhau từng tấc đất, xích sang bên này, xích sang bên kia một chút bức ảnh nhận được chất lượng đã khác rồi.

"Để có tấm đội nhận huy chương vàng đẹp cũng là cả cuộc chiến. Cả trăm phóng viên nhưng chỉ có một khoảng không nhỏ có thể chụp được đẹp, thế nên anh em nào cũng nhăm nhăm chờ giây phút ban tổ chức tháo giây thừng ngăn để lao vào. Chen lấn xô đẩy là điều không tránh khỏi” , Lâm Thỏa vui vẻ cho biết thêm.

79338036_850469322054541_6237114622072061952_n
Để có tấm đội nhận huy chương vàng đẹp cũng là cả cuộc chiến.

Để có tấm đội nhận huy chương vàng đẹp cũng là cả cuộc chiến.

Bài binh bố trận, chuẩn bị chiến thuật… không thua đội tuyển

Phóng viên Việt Nam nổi tiếng hùng hậu và rất "thiện chiến". Trong hầu hết các chiến dịch của bóng đá Việt Nam, giới truyền thông đều theo dõi sát sao nhất cử nhất động của các chiến binh Sao Vàng. Những tin bài của các phóng viên gửi về quê nhà không chỉ là thông tin kịp thời, mà còn là cầu nối giữa đội tuyển Việt Nam và người hâm mộ, giúp thầy trò HLV Park Hang - seo nhận được sự cổ vũ trong mọi hoàn cảnh. Nhất là đối với trận chung kết này, khi trong nước rất nhiều nơi đã bày biện, bố trí phương tiện, địa điểm cổ vũ, sát cánh cùng đội tuyển thì tin tức và hình ảnh truyền về càng phải nhanh chóng, nóng hổi.

Phóng viên đã chia nhau tác nghiệp khắp sân để có được những hình ảnh ở mọi góc độ. Trong ảnh là những cổ động viên Việt Nam đang hân hoan trong chiến thắng. Ảnh: Lâm Thỏa.

Phóng viên đã chia nhau tác nghiệp khắp sân để có được những hình ảnh ở mọi góc độ. Trong ảnh là những cổ động viên Việt Nam đang hân hoan trong chiến thắng. Ảnh: Lâm Thỏa.

Nếu Huấn luyện viên Park và Ban huấn luyện cùng cầu thủ chuẩn bị chiến thuật trên sân thì phóng viên thể thao đưa tin về trận đấu cũng bài binh bố trận một cách bài bản sao cho không lọt bất cứ thông tin và khuôn hình nào. “Vào trận đấu, ai cũng muốn đứng góc quen thuộc, phía bên Việt Nam tấn công và cầu thủ ghi bàn hay chạy về. Nhưng với team VnExpress, mọi thứ được phân công rõ ràng. 4 người đứng bốn góc, chụp lại tất cả, không để hụt khoảng khắc nào. Cầu thủ hai đội có ghi bàn, chạy về đâu chúng tôi cũng có ảnh”, anh kể.

Trên sân, khi Việt Nam ghi bàn, mọi người nhảy lên ăn mừng. Nhưng nhóm phóng viên thì không. Mắt nhìn không rời, tay siết cò máy ảnh, lấy thẻ nhớ, đọc qua điện thoại rồi gửi về. Xong xuôi mới ăn mừng nhẹ một cái.  “Tôi ngồi giữa đội phóng viên Indonesia ở hiệp hai, khi tỷ số được nâng lên 2-0, quay sang bảo họ “đóng hòm” rồi. Đôi bên cùng cười, nhưng mình cười tươi, còn họ cười mếu. Đi tác nghiệp các giải, phóng viên các nước là bạn bè nhau cả, không bao giờ có mâu thuẫn khi đội thắng hay thua đối thủ”.Lâm Thỏa chia sẻ thêm:

Những hình ảnh này chắc chắn cổ động viên Việt Nam sẽ còn nhớ mãi. Ảnh: Lâm Thỏa.

Những hình ảnh này chắc chắn cổ động viên Việt Nam sẽ còn nhớ mãi. Ảnh: Lâm Thỏa.

Trận đấu chưa hết, anh đã phải thay ống máy ảnh, di chuyển về gần khán đài B. Nhiệm vụ của anh là chụp lại khoảnh khắc cầu thủ ăn mừng cùng cổ động viên. Hai tiếng sau khi trận đấu kết thúc, anh cùng đồng nghiệp chạy khắp sân, chụp ảnh, phỏng vấn, gửi về cho báo cập nhật.

Tôi và một số anh em không vào phòng họp báo như thường lệ vì đoán HLV Park sẽ trả lời ở sân. Ông tính nói trên sân nhưng Ban tổ chức lại không đồng ý. Nhà cầm quân người Hàn Quốc sau đó ra khu mix zone. Chúng tôi bám theo và có phỏng vấn. Một số phóng viên không may chờ ở phòng họp báo thì hụt vì ông không vào đó theo quy định mà uỷ quyền cho trợ lý Lee Young-jin. Ngoài ra, điều may mắn hơn nữa là tôi có một team tuyệt vời. Ở Việt Nam các đồng đội của tôi chờ sẵn, gửi file ghi âm là họ bóc băng, đẩy bài. Ảnh cũng truyền về và họ nhập. Nhờ vậy tốc độ lên bài nhanh. Trên sân nhóm tôi mệt rã rời, áo ướt đẫm mồ hôi, hôi rình. Ở Việt Nam, những đồng nghiệp của tôi cũng gõ phím tới cứng đờ tay. Quá nhiều bài vở cho một ngày vui", Lâm Thỏa hồ hởi cho biết.

Phóng viên Lâm Thỏa, báo điện tử Vnexpress cùng đồ nghề tác nghiệp trong trận Chung kết bóng đá nam SEA Games 30 diễn ra tối ngày hôm qua 10/12.

Phóng viên Lâm Thỏa, báo điện tử Vnexpress cùng đồ nghề tác nghiệp trong trận Chung kết bóng đá nam SEA Games 30 diễn ra tối ngày hôm qua 10/12.

Có thể nói rằng, đối với những phóng viên thể thao được tác nghiệp tại một đấu trường thể thao lớn trong khu vực đã là một điều tuyệt vời, nhưng tác nghiệp ở trận đấu lớn mang tính lịch sử của “môn thể thao vua” còn tuyệt vời hơn.Chỉ trong chưa đầy 1 ngày tác nghiệp phóng viên đã có những nhiều trải nghiệm vượt xa tưởng tượng từ trước đó. Lâm Thỏa cũng vậy. Với những phóng viên Việt Nam tác nghiệp trong trận đấu lịch sử của U22 Việt Nam cũng vậy. Tất cả đều thấy thấy rưng rưng, không chỉ vì tỷ số 3-0 mà còn vì ý chí và lòng quả cảm của vận động viên, của cổ động viên và của hơn 90 triệu con tim thao thức trông chờ một chiến thắng.  

Minh Khuê

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo