Tác nghiệp nơi “tuyến lửa” Covid-19: Đằng sau bản tin, bài viết là những khoảnh khắc nghiêng lòng…

Chủ nhật, 20/06/2021 11:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh đại dịch, báo chí là một trong những binh chủng quan trọng nơi tuyến đầu. Ở đâu có dịch là ở đó có mặt của nhà báo, bất kể ngày hay đêm và cả những thời điểm khắc nghiệt, căng thẳng nhất.

Trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19, nhiều nhà báo đã dấn thân, sẵn sàng xung phong tác nghiệp tại tâm dịch, kịp thời có mặt tại các “điểm nóng”… để phản ánh toàn diện những nỗ lực của Đảng, Chính phủ và toàn xã hội nhằm chiến thắng dịch bệnh, hoàn thành sứ mệnh cao cả của người làm báo.

Bên cạnh những “phóng viên chiến trường”, có những lãnh đạo báo, đặc biệt là biên tập viên, thư ký toà soạn - những người trực tiếp sâu sát với phóng viên trong công tác chỉ đạo, điều hành, định hướng, góp phần giúp dư luận thấu hiểu và tạo được sự đồng thuận của xã hội đối với công tác phòng chống đại dịch Covid-19.  

Nhân dịp Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), một số nhà báo đã chia sẻ cùng bạn đọc về những lo toan cho gia đình, người thân; những lời khuyên, nhắn nhủ nhằm đảm bảo an toàn trong tác nghiệp… thông qua báo Nhà báo & Công luận

Nhà báo Hoàng Tuyết (Báo Tin Tức, TTXVN): Giấu gia đình đi tác nghiệp ở tâm dịch Gò Vấp  

Từ ngày 31/5, quận Gò Vấp, TP. HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, lúc này có rất nhiều nhà tài trợ đến Gò Vấp để làm từ thiện.  

Do đang thực hiện giãn cách nên bất kể ai vào Gò Vấp cũng phải khai báo y tế và khai báo luôn việc việc mình vô quận Gò Vấp làm gì, nếu hợp lý mới được cán bộ tại chốt trực cho đi tiếp.  

Nhà báo Hoàng Tuyết (Báo Tin Tức) tác nghiệp tại tâm dịch Gò Vấp.

Nhà báo Hoàng Tuyết (Báo Tin Tức) tác nghiệp tại tâm dịch Gò Vấp.

Ngày 6/6, tôi ghi nhận cuộc sống người dân Gò Vấp trong những ngày cách ly và công tác hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn trong khu cách ly tại Gò Vấp.  

Lúc này, quận Gò Vấp đang có 11/16 phường đã có ca mắc Covid-19 và được TP. HCM coi là tâm dịch nên hầu hết đều e ngại khi đi và đến tác nghiệp ở đây. 

Tôi cũng vậy, vì nhiệm vụ và cũng để gia đình yên tâm, ngày 6/6 tôi phải nói dối gia đình là đang đi tác nghiệp ở quận khác chứ không phải tại quận Gò Vấp.  

Sáng hôm đó, như mọi ngày tôi gửi hai con sang nhà bà ngoại. Tính vốn cẩn thận và rút kinh nghiệm tác nghiệp từ các đợt dịch trước, tôi quyết định mặc sẵn đồ bảo hộ trước khi đến Gò Vấp.  

Khi đến các điểm chốt, trạm ra, vào Gò Vấp, lực lượng chốt trạm cứ nghĩ tôi là cán bộ y tế đang đi chống dịch nên tôi được các lực lượng này hỗ trợ nhiệt tình, thậm chí chỉ đường cho tôi tới điểm cần đến nhanh hơn.  

Khi biết tôi là phóng viên đang tác nghiệp, các anh chị tại khu vực chốt trạm cửa ngõ còn nói vui, “chị làm em hết hồn, cứ tưởng ở đâu có ca mắc mới nên cán bộ y tế phải đến nhanh…”.  

Đến 11 giờ trưa, sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tôi bắt đầu rời quận Gò Vấp ra về, khi vừa ra khỏi địa bàn quận Gò Vấp tôi tấp vào vỉa hè và thực hiện diệt khuẩn với 1 chai cồn, 1 nước sát khuẩn để rửa tay chân, các dụng cụ tác nghiệp… trước khi về đến nhà.  

Nhà tôi ở cách xa nhà bà ngoại, tuy nhiên trước khi đến nhà ngoại đón con tôi thường về nhà mình tắm rửa sạch sẽ sau đó mới trở lại nhà bà ngoại đón các con về nhà.  

Bởi gia đình nhà ngoại đang có tới 4 trẻ nhỏ và 2 người già vì vậy việc đảm bảo an toàn cho mình và người thân trong mùa dịch luôn được tôi đặt lên hàng đầu. 

Nhà báo Trần Thị Linh (Thư ký tòa soạn Trang tin điện tử Đảng bộ TP. HCM): Niềm vui của phóng viên là sau mỗi lần tác nghiệp được an toàn trở về nhà 

Nhà báo Trần Thị Linh.

Nhà báo Trần Thị Linh.

Hẵn ai cũng biết, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng để lao vào guồng quay với thông tin về Covid-19, không ít phóng viên nhà báo vì nhiệt huyết với nghề, mong muốn làm sao đưa đến cho người dân thông tin sớm, chính xác, trung thực nhất, họ đã xông pha, dấn thân vào những “điểm nóng”, dù hẵn nhiên họ biết là nguy hiểm cận kề, là bản thân rất có thể sẽ dương tính với Covid-19.  

Chưa lúc nào như lúc này, đội ngũ những người làm báo, nhất là phóng viên nhà báo mảng y tế, xã hội thể hiện rõ sứ mệnh của mình - là sứ mệnh của người truyền tin, đưa đến thông tin mà người dân cần nhất.  

Đó là nhiệm vụ, là niềm tự hào của nghề báo, của nền báo chí cách mạng. Cùng với lực lượng y bác sĩ, họ đã và đang là những chiến binh quả cảm nơi tuyến đầu phòng, chống dịch. 

Trong tình hình cả nước đang căng mình chống dịch, trong đó có TP. HCM, với vô vàn những khó khăn, gian khổ, thì điều kiện tác nghiệp của phóng viên nhà báo trong lĩnh vực này cũng chưa thật sự được trang bị kỹ càng, cả về kỹ năng cũng như điều kiện tác nghiệp (nhất là về thiết bị y tế phòng dịch).  

Hầu hết mỗi người đều phải tự trang bị cho mình nhưng vẫn đảm bảo được an toàn và tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.  

Niềm vui của anh em trong nghề sau mỗi lần tác nghiệp là ai cũng được an toàn trở về nhà, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của một người truyền tin của ngày hôm đó… 

Nhà báo Bảo Trung (Báo Sức khoẻ & Đời sống): Báo chí dấn thân và đồng hành trong cuộc chiến chống dịch 

Có thể nói, chưa bao giờ lực lượng báo chí Việt Nam bước vào một cuộc chiến truyền thông hùng hậu và ròng rã hơn 1 năm qua, với những hi sinh thầm lặng khó có thể đong đếm.

Nhà báo Bảo Trung (Báo Sức khoẻ & Đời sống).

Nhà báo Bảo Trung (Báo Sức khoẻ & Đời sống).

Từng ngày, từng giờ, các ý kiến của lãnh đạo Đảng và Chính phủ, thông tin của những chuyên gia, y, bác sĩ và các lực lượng tham gia chống dịch Covid-19 đã được các nhà báo truyền tải một cách chính xác, nhanh nhạy và đầy đủ đến với công chúng.

Các tuyến bài, tin tức của nhiều tờ báo đã kiến lập những chỉ dấu truyền thông quan trọng, giúp người dân nhanh chóng có những quyết định đúng đắn trong ứng xử, tiếp nhận thông tin; để từ đó có các biện pháp ứng phó thích hợp trong phòng, chống dịch. 

Đồng hành cùng lực lượng y tế nói chung và các lực lượng khác trên phòng tuyến chống dịch, các nhà báo đã thực sự dấn thân đồng hành cùng lực lượng chống dịch.

Họ bước vào cuộc chiến với trách nhiệm công dân cùng niềm say mê nghề nghiệp, chấp nhận cả những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra.  

Nhiều nhà báo đi vào vùng dịch đã tự xác định bản thân sẽ là F0, F1. Tác nghiệp ngay tâm dịch, lo lắng và vất vả là điều tất yếu, nhưng  bằng ý thức, trách nhiệm, các nhà báo đã không hề quản ngại để vượt qua.

Nhà báo đã kề vai, sát cánh cùng lực lượng chống dịch để sớm có những thông tin nhanh và chính xác và sinh động nhất về từng diễn biến của dịch trên mọi miền tổ quốc, góp một phần sức lực của mình trong cuộc chiến cam go này.  

Dịch COVID-19 được ví như kẻ thù giấu mặt. Giữa trận chiến khốc liệt này, chỉ những ai trong cuộc mới có thể thấu cảm. Với tất cả nhà báo nơi “tuyến lửa” đó, đằng sau những bản tin, bài viết là những khoảnh khắc nghiêng lòng… 

Bên cạnh đó, báo chí còn kịp thời cổ vũ những tấm gương dũng cảm, hi sinh, những nhân tố tích cực trong lực lượng chống dịch. Đó là trách nhiệm, sáng tạo và năng động của đội ngũ báo chí chúng ta trong những ngày tháng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Qua thực tiễn chống dịch, báo chí trong nước và thế giới cùng cộng đồng đã ghi nhận năng lực y tế dự phòng của Việt Nam ngày một nâng tầm, trưởng thành vượt bậc; đạt trình độ ứng phó, xử lý một cách có hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người dân. 

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí và đội ngũ làm báo thực sự đã và đang tiếp tục xây dựng niềm tin cho toàn xã hội vào sự điều hành của Đảng, Chính phủ và hệ thống y tế Việt Nam trong những ngày thần tốc chống dịch.

Năng lượng tinh thần ấy đã và đang được hiện thực hóa trong từng thời khắc, góp phần xua tan “bóng đêm” đại dịch, sớm mang lại một nguồn ánh sáng mới thanh bình trở về cho cuộc sống hôm nay.   

Hoàng Tuấn (ghi)

Tin khác

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo