Tác nghiệp tại Đà Nẵng: Vượt qua áp lực căng thẳng trong đại dịch Covid-19

Thứ tư, 19/08/2020 21:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để có những dòng tin, những bức hình thời sự, nhà báo Phan Chung - Báo Đà Nẵng và nhiều đồng nghiệp không ngại nguy hiểm, dấn thân nơi tuyến đầu tin tức.

Sự kiện: Đà Nẵng

An toàn mới tác nghiệp

Vừa bị áp lực tin bài, vừa phải tác nghiệp ở những nơi nguy cơ lây nhiễm, nhưng bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới, luôn thôi thúc những người làm báo xông pha vào những điểm “nóng”. Tại Đà Nẵng mặc dù đang cách ly xã hội, nhiều ngả đường bị phong tỏa, các hoạt động kinh doanh dịch vụ tạm ngưng, nhưng đội ngũ nhà báo phóng viên trong guồng quay ngày đêm với tin tức về dịch.

Bệnh viện C Đà Nẵng, nơi bệnh nhân đến khám, điều trị và phát hiện mắc Covid-19 trước đây. Ảnh: Phan Chung

Bệnh viện C Đà Nẵng, nơi bệnh nhân đến khám, điều trị và phát hiện mắc Covid-19 trước đây. Ảnh: Phan Chung

Cùng với các cơ quan báo chí khác, báo Đà Nẵng trong thời gian này đã phát huy tốt vai trò là nhịp cầu công luận giữa Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong thành phố cũng như bạn đọc trong cả nước. Báo đã phản ánh kịp thời, khách quan, chân thực, đi thẳng vào những vấn đề mà bạn đọc quan tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Góp phần đẩy lùi những thông tin thiếu chính xác, tin giả, gây hoang mang dư luận và người dân.

Là phóng viên chuyên theo lĩnh vực y tế, phải đối mặt với nhiều loại bệnh dịch hay những ca cấp cứu, nhà báo Phan Chung đã quen và luôn sẵn sàng với những tình huống bất ngờ, nhưng đối với anh những ngày tháng 8 này quả thật, mọi thứ đã vượt qua dự đoán.

Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh làm mỗi người cũng phải thay đổi cách sống, cách làm việc và suy nghĩ của mình. Phóng viên tác nghiệp phải lo phòng dịch cho mình, lo cho gia đình, người thân nhưng còn một nhiệm vụ quan trọng không kém là đảm nhận trách nhiệm là nguồn thông tin chính thống ở địa phương và cập nhật tình hình đến độc giả mùa dịch.

Theo nhà báo Phan Chung hiện nay ngoài việc “bám” các cơ sở y tế, các bệnh nhân đang điều trị, khu cách ly anh còn tham gia các cuộc họp đột xuất của lãnh đạo TP Đà Nẵng. Thông tin về công tác kiểm tra, giám sát phòng chống dịch của địa phương. Theo anh: “Do diễn biến của dịch nên thông tin cũng đột xuất và ngoài sức kiểm soát của mình. Như 10h sáng tôi có một cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP, nhưng đột xuất lúc 9h lại có một sự kiện khác phát sinh, tôi sẽ phải sắp xếp thời gian để hiệu quả nhất”.

Nhà báo Phan Chung luôn cập nhật đầy đủ tin tức một cách sớm nhất, lượng tin bài có những hôm hơn 10 tin, bài. Trong đó thông tin những địa điểm mới, những ca mắc, chữa khỏi, hoạt động phòng dịch hay công tác cứu trợ, hậu cần tất cả đều phải đảm bảo nhanh chóng và chính xác.

Phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại “điểm nóng” dịch bệnh Covid-19 ở Đà Nẵng ẢNH: Đ.X

Phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại “điểm nóng” dịch bệnh Covid-19 ở Đà Nẵng ẢNH: Đ.X

Không chỉ đảm bảo đầy đủ, “Thông tin hình ảnh bao giờ cũng phải đạt chất lượng nhất định, cách viết thường ngắn gọn đơn giản để người dân dễ đọc dễ hiểu, về ảnh trên báo, cũng phải chân thực, bắt mắt để thu hút người đọc…ảnh sẽ truyền đi thông điệp quan trọng nên phóng viên chúng tôi rất kỹ lưỡng trong công tác chụp, sử dụng ảnh, không phải vì chạy theo số lượng mà làm ẩu được”, anh Phan Chung chia sẻ thêm.

Không chỉ thực hiện tốt việc định hướng thông tin, Báo Đà Nẵng còn tích cực hướng dẫn, hỗ trợ đội ngũ phóng viên, nhân viên cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ phòng dịch, chỉ an toàn mới tác nghiệp. Luôn quán triệt tinh thần mọi phóng viên cảm thấy an toàn thì tác nghiệp. Theo anh Phan Chung: “Khi chúng tôi cảm thấy sẽ vào chỗ có nguy cơ cao, nguy hiểm cho bản thân và xã hội thì chủ động báo cáo xin ý kiến tòa soạn để có những hướng dẫn và giúp đỡ phù hợp”.

Vượt qua áp lực căng thẳng trong đại dịch

Để có hình ảnh khách quan, sinh động, cập nhật phóng viên buộc phải đến hiện trường. Đối với phóng viên tác nghiệp trong mùa dịch này, nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn người bình thường, vì phải vào khu vực điều trị. Thậm chí có những khu vực chứa hàng nghìn mẫu bệnh phẩm, trong số đó có thể có cả mẫu dương tính. Phóng viên tác nghiệp ở gần khu vực này chỉ vài sơ xuất nhỏ là sẽ gặp nguy hiểm.

Theo nhà báo Phan Chung: “Dịch bệnh nguy hiểm nhưng tôi nghĩ có những thứ vẫn nguy hiểm hơn đó là câu chuyện về tâm lý, việc lo lắng quá mức sẽ gây căng thẳng, stress. Xuất phát từ hiểu sai về khái niệm lây nhiễm, nhiều người nghĩ mình vừa tiếp xúc với người nghi nhiễm. Tuy nhiên cần phân biệt rõ trường hợp nào là F1 và trong quá trình tiếp xúc đó có mặc đồ bảo hộ đảm bảo theo yêu cầu hay không”.

Hơn 30 nhân viên CDC Đà Nẵng làm việc trong nhiều ngày để phân tích hàng chục ngàn mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: Phan Chung

Hơn 30 nhân viên CDC Đà Nẵng làm việc trong nhiều ngày để phân tích hàng chục ngàn mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: Phan Chung

Là người đã từng mặc đồ bảo hộ phỏng vấn bệnh nhân dương tính ở đợt một,  bản thân nhà báo Phan Chung đã có những kiến thức nhất định để phòng tránh, đặc biệt trong lần hai này, anh không bị ngợp về tâm lý. Theo anh, “Mình làm công tác tuyên truyền nên mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ rất nhiều. Điều quan trọng nhất là chỉ khi nào an toàn mới tác nghiệp”.

Thời gian này, anh Phan Chung còn dành thời gian viết các bài phản ánh về cuộc sống khó khăn của người trong mùa dịch, đưa tin về những tấm lòng hảo tâm đã đóng góp cho công tác phòng chống dịch bệnh ở đây. Việc trợ giúp trong đợi này được đổ dồn về Đà Nẵng. Quyết tâm chiến thắng đại dịch, người Đà Nẵng luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn, xảy ra thiên tai dịch họa không ai bảo ai, mọi người cùng một quan điểm cảm thông và chia sẻ mà không hề do dự.

Nhà báo Phan Chung cho rằng: “Những bệnh nhân, hay những ca cách ly cảm nhận được sự quan tâm tận tình từ các y bác sỹ và cả những người dân ở ngoài. Điều đó tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua dịch bệnh, quyết tâm điều trị sớm bình phục. Khi khỏi bệnh họ cũng có cái nhìn tích cực và tốt đẹp hơn với xã hội. Và lòng tốt cứ thế được lan tỏa, từ người này sang người khác”.

Giống như bao người dân, đội ngũ làm báo ở Đà Nẵng cũng vậy, khi dịch xảy ra ai cũng đùm bọc chia sẻ cho nhau. Đầu tiên do lo ngại phóng viên tác nghiệp đi nhiều, không có đủ đồ bảo họ, một số nhà báo phóng viên đứng ra để kêu gọi hỗ trợ, mua đồ bảo hộ. Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ các cửa hàng ăn, uống đều đóng cửa, anh em phóng viên làm việc quên thời gian, không thể di chuyển về nhà ăn cơm do phải trực tin tức, sự kiện.

Phóng viên tác nghiệp bên trong buồng chữa bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Phan Chung

Phóng viên tác nghiệp bên trong buồng chữa bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Phan Chung

Nhiều phóng viên nhà báo đã phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng để phục vụ các suất ăn cho phòng viên tác nghiệp, đến nay bất kể anh em có nhu cầu sử dụng cơm đăng ký trước là hôm sau sẽ được phát cơm. Vừa tác nghiệp vừa ăn cơm, mỗi suất cơm tuy đơn giản nhưng chứa đựng tình cảm sự tương trợ của tình đồng nghiệp trong cơ khốn khó.

Cuộc nói chuyện giữa tôi và nhà báo Phan Chung diễn ra lúc 10h đêm, khi anh vừa từ nơi tác nghiệp trở về với gia đình. Không trực tiếp lên cơ quan, công việc chủ yếu vẫn từ hiện trường tác nghiệp và ở nhà. Bước ra ngoài đường là một mối nguy cho gia đình, có lẽ vì thế, anh luôn đặt an toàn để tác nghiệp lên hàng đầu.

Cuộc chiến chống đại dịch sẽ còn kéo dài, nhà báo Phan Chung, đồng nghiệp và nhiều người dân Đà Nẵng vẫn kiên cường đoàn kết. Và mỗi người đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp một phần công sức của mình, để thành phố Đà Nẵng vẫn là thành phố xanh, sạch đẹp, văn minh, thân thiện và đáng sống.

Lê Tâm

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo