Tái bùng dịch Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh: Phải xử lý nghiêm để bịt lỗ hổng ý thức!

Thứ sáu, 04/12/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vẫn biết rằng việc loại trừ COVID-19 là không đơn giản, dịch dù được khống chế vẫn có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhưng thật không đáng khi sự tắc trách, vô trách nhiệm của một vài cá nhân lại khiến cả cộng đồng vạ lây.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người dân đã trải qua một năm thiệt hại, thậm chí nhiều gia đình kiệt quệ kinh tế vì COVID-19, cả nước đang nỗ lực để hồi phục vào cuối năm. Thế nên sự xuất hiện trở lại các ca bệnh trong cộng đồng, sự khởi động trở lại các biện pháp mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống, mưu sinh của nhiều người không khỏi gây cảm giác mệt mỏi, lo âu. Vẫn biết rằng việc loại trừ COVID-19 là không đơn giản, dịch dù được khống chế vẫn có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhưng thật không đáng khi sự tắc trách, vô trách nhiệm của một vài cá nhân lại khiến cả cộng đồng vạ lây. Và hơn thế, việc không tuân thủ đầy đủ các quy định về cách ly cũng chính là vi phạm pháp luật.

Quy định tạo ra kẽ hở

Qua điều tra truy vết, quá trình lây nhiễm của BN 1342 có khả năng cao xảy ra ở khu cách ly của VNA. Ngày 17/11, BN có tiếp xúc với một tiếp viên thuộc chuyến bay có nhiều hành khách dương tính về Việt Nam từ Rumani ngay tại 115 Hồng Hà. Ngày 25/11, tám tiếp viên của chuyến bay từ Rumani đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Người tiếp xúc với BN 1342 được xác định là BN 1325. 

Theo Sở Y tế TP.HCM, BN đã không tuân thủ quy định cách ly tập trung, bị lây nhiễm khi tiếp xúc trong quá trình cách ly. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - khẳng định trách nhiệm thuộc VNA dù tất cả khu cách ly đều đã được ngành y tế thẩm định và giám sát. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải xử lý trách nhiệm liên quan VNA.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận hoang mang là quy định phòng, chống dịch đã bộc lộ kẽ hở trong đợt bùng phát COVID-19 này tại TP.HCM. Toàn bộ tổ bay được cách ly tập trung từ ngày 15/11, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lần một. Ngày 18/11, họ được lấy mẫu lần hai. Cả hai lần, tổ bay đều có kết quả âm tính và toàn bộ hành khách trên chuyến bay VN5301 cũng có kết quả tương tự.

Báo Công luận

Do đó, theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, những người này được kết thúc cách ly tập trung vào ngày thứ năm sau khi nhập cảnh (tức ngày 18/11), chuyển về tiếp tục cách ly tại nơi cư trú đến khi đủ 14 ngày. Đến ngày 28/11, BN 1342 có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, 13 người khác cùng tổ bay đều âm tính.

Trả lời báo chí rằng liệu có lỗ hổng hay không trong quy định nêu trên, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho rằng ngành y tế giám sát về hồ sơ, quy trình; việc cách ly phải theo quy định; việc cách ly tại nhà cũng có trong quy định và người cách ly phải cam kết cụ thể; địa phương cũng phải có trách nhiệm giám sát, theo dõi người cách ly. Theo ông Dũng, BN 1342 đã không làm đúng quy định cách ly, để lại hậu quả nặng nề. Chỉ tính đến chiều 1/12, BN 1342 đã lây COVID-19 cho ba trường hợp khác, chấm dứt 122 ngày TP.HCM không có ca bệnh trong cộng đồng.

Tuy không trực tiếp nói quy định tạo kẽ hở, ông Bỉnh cho hay, Sở Y tế TP.HCM đã đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 không cho phép tiếp viên tổ bay kết thúc cách ly tập trung sớm như quy định hiện hành (mà phải đủ 14 ngày như trước đây), ngay cả khi chuyến bay không có người dương tính. Ông cho biết, trong cuộc họp trực tuyến chiều 1/12, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với đề xuất này.

Lỗ hổng ý thức

Gần 500 người tiếp xúc với 4 bệnh nhân COVID-19 mới bị cách ly, khoảng 2.000 học sinh TP.HCM phải nghỉ học vì cô giáo tiếp xúc bệnh nhân COVID-19 mới, hơn 50 hộ dân bị phong tỏa, đó chỉ mới là hệ lụy bước đầu của sự vi phạm quy định cách ly của bệnh nhân 1342. Hậu quả tai hại nhất là từ hành vi vô trách nhiệm của anh ta, dịch COVID-19 lại một lần nữa quay lại cộng đồng sau 3 tháng được khống chế, “khoanh” trong khu cách ly. Từ anh ta, đến nay đã có 3 người nhiễm nCoV, trong đó có cháu bé mới 1 tuổi.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người dân đã trải qua một năm thiệt hại, thậm chí nhiều gia đình kiệt quệ kinh tế vì COVID-19, cả nước đang nỗ lực để hồi phục vào cuối năm. Thế nên sự xuất hiện trở lại các ca bệnh trong cộng đồng, sự khởi động trở lại các biện pháp mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống, mưu sinh của nhiều người không khỏi gây cảm giác mệt mỏi, lo âu.

Vẫn biết rằng việc loại trừ COVID-19 không đơn giản, dịch dù được khống chế vẫn có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhưng thật không đáng khi sự tắc trách, vô trách nhiệm của một vài cá nhân lại khiến cả cộng đồng vạ lây. Và hơn thế, việc không tuân thủ đầy đủ các quy định về cách ly cũng chính là vi phạm pháp luật.

Báo Công luận

Dù Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 tạo điều kiện cho các thành viên tổ bay làm nhiệm vụ quốc tế nhưng đây cũng là lỗ hổng đáng suy ngẫm khi mà người cách ly đang đặt sự an toàn của xã hội trong sự tự giác của cá nhân mình. Rõ ràng việc kiểm soát trong khu cách ly đã bị bỏ ngỏ. Đó là chuyện trong khu cách ly tập trung. Còn khi được về cách ly tại nhà, hai người bạn vào ra tự do cũng cho thấy những cán bộ địa phương được giao “gác cổng” kiểm soát người cách ly tại nhà, vẫn thả nổi một cách khó hiểu.

Lỗ hổng ấy cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên trong cuộc họp chiều 1/12 khi yêu cầu các đơn vị liên quan phải làm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện quy trình cách ly để hai bệnh nhân 1342 và 1347 không tuân thủ làm lây lan mầm bệnh cho cộng đồng. Có thể muộn, nhưng những đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế rằng không tổ chức các chuyến bay thương mại vì chưa hiệu quả về kinh tế, nhiều rủi ro trong việc lây nhiễm dịch bệnh; dừng việc tổ chức chuyến bay trọn gói và dịch vụ… là việc cần làm khi dịch bệnh vẫn đang phức tạp. Nhưng giải pháp ấy sẽ không ngăn chặn được dịch bệnh triệt để nếu như lỗ hổng từ ý thức của những người cách ly không được “bịt” lại.

Thôi kêu gọi sự tự giác suông

Trao đổi về vấn đề tuân thủ cách ly, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) - cho rằng vấn đề không phải cách ly ở đâu mà quan trọng là cách ly như thế nào. Việc đưa ra quy định cách ly mới (trong vòng năm ngày, nếu âm tính thì chuyển từ cách ly tập trung sang tiếp tục cách ly ở nhà) là để có lợi cho nền kinh tế, giúp thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài nhưng nếu sửa quy trình mà thực hiện không tốt, không lường trước được hết các tình huống, sẽ dẫn đến hậu quả như đã thấy từ ca 1342.

Ai là người giám sát, kiểm tra việc cách ly của người đó tại nhà? Hiện nay, chúng ta còn nhiều hình thức cách ly khác như ở khu vực tập trung, tại khách sạn trả phí… Cách nào cũng phải bảo đảm chặt chẽ như cách ly tập trung 14 ngày trước đây. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp mới phải đi đôi với kiểm soát chặt và hình dung được đối tượng cách ly đã được huấn luyện thế nào về ý thức” - ông Khanh nói.

Báo Công luận

Theo bác sĩ Khanh, không thể kêu gọi tự giác mà phải có cơ chế giám sát, chế tài hợp lý. Trên thực tế, việc giám sát cách ly tại nhà không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực nếu các lực lượng hiện hành biết phối hợp tốt với nhau, từ cơ quan chức năng, ứng dụng công nghệ đến chính quyền địa phương.

Ông Khanh cho rằng, cần rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các biện pháp cách ly mới và rà soát lại toàn bộ, không phải chỉ ở TP.HCM mà mọi tỉnh, thành: “Những người tham gia quản lý cách ly phải tuân thủ tốt và được huấn luyện tốt chứ không thể qua loa”.

Liên quan bệnh nhân 1342, người vi phạm quy định cách ly tại nhà, ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM thông tin, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM sẽ có hình thức xử lý BN 1342, có thể theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Các cơ quan thi hành pháp luật của TP.HCM đang rà soát các văn bản hiện hành để có hình thức xử lý đối với nam tiếp viên theo hướng “vi phạm đến đâu, xử lý nghiêm đến đó”. BN 1342 được cho là đã hai lần vi phạm quy định cách ly phòng, chống dịch COVID-19 tại khu cách ly tập trung và tại nhà. Điều này đương nhiên cần thiết để nâng cao ý thức người dân trong việc tuân thủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, chỉ trông chờ vào ý thức tự giác của mỗi người, là chưa đủ. Điều đó đã được chứng minh qua vụ việc bệnh nhân 1342 vừa rồi. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tuân thủ cách ly, phạt nặng người vi phạm, cần tăng cường việc giám sát thực hiện cách ly, ngay cả ở nhà, nơi cư trú. Đừng phó mặc cho người cách ly trong việc tự quản lý bản thân. Sự theo dõi, nhắc nhở, thậm chí cưỡng chế khi cần của các cơ quan, đơn vị liên quan chính là sự hỗ trợ cần thiết.

Có như vậy, thành quả phòng chống dịch mà cả nước dốc tiền của, sức lực mới có được không bị tan thành mây khói sau hành vi vi phạm lãng xẹt của một vài người.

Theo văn bản số 925/STP-PBGDPL về quy định phòng, chống Covid-19, những người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng.

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác.

Những người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn