(CLO) Omicron dường như không phát triển mạnh trong phổi, có thể do một protein được gọi là TMPRSS2 trong các tế bào phổi không cho Omicron bám dính tốt.
Từ khi biến thể Omicron được phát hiện, có rất nhiều nghiên cứu quan sát biến thể này trong môi trường phòng thí nghiệm trên động vật trong tháng qua. Các nhà khoa học đã làm lây nhiễm Omicron vào các tế bào trong đĩa Petri và sau đó làm lây nhiễm sang động vật. Ít nhất sáu nghiên cứu đã phát hiện ra Omicron nhẹ hơn so với biến thể Delta và các biến thể trước đó.
Tiến sĩ Michael Diamond, nhà virus học tại Đại học Washington và là đồng tác giả của một nghiên cứu cho biết, điều này thật đáng ngạc nhiên, vì mọi biến thể khác đều cho thấy lây nhiễm mạnh mẽ cho những con chuột hamster.
Omicron có hơn 50 đột biến di truyền có thể cho phép coronavirus bám chặt hơn vào tế bào
Trước đó, một nhóm lớn các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ đã công bố một báo cáo về nghiên cứu trên chuột, cũng phát hiện những con chuột bị nhiễm Omicron ít có nguy cơ tử vong, và ít tổn thương phổi hơn.
Trong khi Omicron hiện diện trong mũi của chuột hamster giống như ở động vật bị nhiễm một biến thể trước đó của COVID-19, nhưng nhóm của Diamond nhận thấy mức Omicron trong phổi chỉ bằng 1/10 hoặc thấp hơn mức của các biến thể khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu được thực hiện trên động vật không phải lúc nào cũng được lặp lại ở người.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác đã thu thập thêm thông tin về loại virus này bằng cách sử dụng các mẫu mô được lấy từ đường hô hấp của con người trong quá trình phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu của Đại học Hồng Kông đã nghiên cứu 12 mẫu phổi, phát hiện ra rằng Omicron phát triển chậm hơn so với các biến thể trước đó.
Mặc dù điều này có thể làm sáng tỏ lý do tại sao những người bị nhiễm Omicron dường như ít phải nhập viện hơn những người nhiễm biến thể Delta, nhưng câu trả lời vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác minh kết quả.
Omicron có hơn 50 đột biến di truyền. Một số đột biến có thể cho phép coronavirus bám chặt hơn vào tế bào (như nghiên cứu trước đây đã chỉ ra), và một số đột biến khác có thể khiến nó né tránh các kháng thể.
Khi Corona virus đến phổi, các tế bào miễn dịch có thể phản ứng quá mức, không chỉ tấn công các tế bào bị nhiễm mà cả những tế bào không bị nhiễm bệnh. Chúng cũng có thể tạo ra tình trạng viêm nhiễm, gây tổn thương phổi, tạo sẹo phổi và di chuyển vào máu, gây ra các cục máu đông và làm tổn thương các cơ quan khác.
TS Ravindra Gupta, nhà virus học tại Đại học Cambridge cho biết, Omicron dường như không phát triển mạnh trong phổi có thể do một protein được gọi là TMPRSS2 (trong các tế bào phổi) không cho Omicron bám dính tốt. Điều đó có nghĩa là Omicron không lây nhiễm hiệu quả vào các tế bào này mạnh mẽ như Delta. Điều này cũng đã được phòng thí nghiệm của Gupta và một nhóm từ Đại học Glasgow phát hiện ra một cách độc lập.
Tuy nhiên TS Diamond nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng TMPRSS2 là chìa khóa để hiểu về Omicron. Và các nghiên cứu vẫn chưa trả lời được tại sao biến thể này lại có khả năng lây lan rất nhanh như vậy.
Giải thích cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho biết, Omicron có thể có nhiều hơn trong nước bọt và đường mũi của cơ thể. Biến thể này cũng có thể ổn định hơn trong không khí hoặc lây nhiễm tốt hơn cho các vật chủ mới.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.
(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.
"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.
(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).
(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.