Tại sao phụ nữ ngày càng sử dụng sữa công thức thay vì sữa mẹ?

Thứ tư, 22/06/2022 09:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hầu hết phụ nữ trên thế giới bắt đầu cho con bú sau khi sinh, nhưng chỉ 44% phụ nữ cho con bú hoàn toàn sữa mẹ đến tháng thứ 6.

Trẻ sơ sinh không thể ăn thức ăn đặc trong nửa năm đầu đời của chúng, khiến chúng phải phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc sữa bột. Thực tế này khiến tình trạng thiếu sữa công thức hiện nay ở Mỹ, nơi chỉ có 1/4 trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, trở nên trầm trọng.

tai sao phu nu ngay cang su dung sua cong thuc thay vi sua me hinh 1

Không phải phụ nữ nào cũng được hướng dẫn cho con bú mẹ đúng cách. Ảnh: DPA

Bài liên quan

Tình trạng thiếu sữa công thức cho trẻ em là do các vấn đề về sản xuất và chuỗi cung ứng và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng đang thanh tra nhà máy do Abbott Nutrition điều hành. Công ty này là một trong bốn công ty sản xuất khoảng 90% sữa công thức trên thị trường Mỹ. Mặc dù việc sản xuất đã trở lại đúng tiến độ, Abbott Nutrition đã phải tạm dừng sản xuất một lần nữa tại nhà máy khi một cơn bão đổ bộ vào địa điểm này ở Michigan vào ngày 13/6.

Nghiên cứu cho thấy rằng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là một cách tốt và được khuyến khích. Điều này tốt cho mối quan hệ mẹ con và rẻ hơn sữa công thức. Vậy thì tại sao rất ít phụ nữ lại không làm điều này?

Từ bệnh viện

Có nhiều lý do tại sao phụ nữ không cho con bú sữa mẹ. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trải nghiệm của người phụ nữ tại bệnh viện sau khi sinh đóng vai trò quyết định.

Trong nhiều thập kỷ, WHO đã thúc đẩy các bệnh viện thực hiện các biện pháp "thân thiện với trẻ em" để thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ khi sinh. 24 giờ đầu tiên rất quan trọng để em bé học cách bú trực tiếp từ mẹ.

Hầu hết các bệnh viện ở Mỹ và châu Âu đều "thân thiện với em bé". Nhưng ở những nơi khác trên thế giới, không phải lúc nào cũng vậy.

Bà Antonina Muturo, một nhà nghiên cứu về sức khỏe bà mẹ và trẻ em của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe và Dân số Châu Phi ở Nairobi, Kenya, đã giúp thực hiện một cuộc khảo sát tại các khu định cư ổ chuột của Nairobi, nơi được gọi là "một trung những khu dân cư dày đặc nhất, mất vệ sinh nhất và là một trong những khu ổ chuột không an toàn nhất trên thế giới". 

Trong số các bà mẹ mới được khảo sát, chỉ có 2% đang cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và không bú bình. Cô cho biết, họ đang sử dụng sữa bò hoặc các loại thực phẩm như cháo để cho trẻ ăn trước 6 tháng tuổi do không đủ điều kiện kinh tế mua sữa công thức thường xuyên.

Cô Muturo cho biết, việc không được cho con bú ở các khu định cư một phần là do những người phụ nữ có thể không tìm hiểu về việc cho con bú tại bệnh viện sau khi sinh. "Nếu đó không phải là một cơ sở thân thiện với trẻ em, đôi khi nhân viên y tế đề nghị cho đứa trẻ uống sữa công thức. Điều đó đã tạo nên tiền lệ", cô nói.

Có đôi khi, phụ nữ được bác sĩ thông báo rằng họ không có đủ sữa. Cô Muturo cho biết khả năng sản xuất sữa mẹ của phụ nữ thường phụ thuộc vào nhu cầu. Ngay sau khi sinh, nhu cầu đó được tạo ra bằng cách đặt em bé trên bầu ngực của người mẹ, giúp kích thích sản xuất sữa.

"Nhưng câu chuyện thường là người mẹ thấy mình không đủ sữa. Vì vậy, giải pháp là tìm kiếm các phương án khác và sữa công thức thường là phương án nhanh nhất", cônói.

Đó không phải là do sự thiếu hiểu biết vì hầu hết các nhân viên làm việc trong lĩnh vực nhi khoa hoặc phụ khoa đều biết rằng việc cho con bú sữa mẹ là tốt cho em bé. Nhưng khi khối lượng công việc trở nên quá tải, một số bác sĩ và y tá sẽ không dành thời gian để huấn luyện các bà mẹ mới và dùng sữa công thức thay thế.

Tác động của các nhà sản xuất sữa công thức

Năm 1981, Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO, đã thông qua bộ luật tiếp thị quốc tế cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Bộ luật cấm tiếp thị sữa công thức với mục đích ngăn phụ nữ cho con bú trực tiếp.

Nhưng một báo cáo của WHO được công bố vào tháng 2 cho thấy các công ty đã tiếp tục tích cực tiếp thị sản phẩm của họ  thông qua các phương pháp trực tuyến mới hơn không được quy định trong luật, như các thuật toán quảng cáo được điều chỉnh để tiếp cận các bà mẹ mới và các ứng dụng nuôi dạy con cái.

Báo cáo cho biết trong khi tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ phần lớn đình trệ trong bốn thập kỷ kể từ khi thực hiện quy tắc, doanh số bán sữa công thức đã tăng gấp đôi.

Thiếu đào tạo thực hành

Cô Rafael Perez Escamilla, một trong những tác giả của báo cáo của WHO, nói rằng ngay cả tại các bệnh viện thân thiện với trẻ em, phụ nữ không phải lúc nào cũng nhận được sự hỗ trợ cần thiết để hiểu cách cho con bú sau khi về nhà.

Cô nói rằng có hai lý do cho điều đó. Trong hầu hết các trường điều dưỡng y tế, sinh viên có thể chỉ được đào tạo vài giờ về nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt quá trình học của họ.

“Tôi đang ở một cơ sở giáo dục tuyệt vời của Đại học Yale, và tôi phụ trách dạy nuôi con bằng sữa mẹ, một phần của quá trình đào tạo sinh viên trường y, và lớp học của tôi chỉ kéo dài trong 2 giờ", cô chia sẻ.

Cho con bú là một công việc toàn thời gian

Nếu một phụ nữ đang cho con bú, vú của cô ấy sẽ đầy sữa sau mỗi vài giờ. Sữa đó cần phải rời khỏi cơ thể theo một cách nào đó, bằng cách cho trẻ bú hoặc bằng cách hút sữa, nếu không sẽ khiến họ bị đau.

Ở Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác, phụ nữ được phép nghỉ làm việc có lương đến một năm sau khi sinh con, khiến việc hút sữa không phải là vấn đề lớn. Ở các nước khác, như Mỹ hoặc Kenya, phụ nữ không được nghỉ việc có lương sau khi mang thai.

Như ở Mỹ, các cơ quan được yêu cầu thiết kế một phòng riêng để các nữ nhân viên có thể hút sữa. Cô Kailey Snyder, giáo sư tại Trường Dược và Y tế Đại học Creighton ở Omaha, cho biết đối với những phụ nữ làm việc trong ngành tri thức và có văn phòng riêng, điều này có thể ổn. Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều có quyền sử dụng văn phòng cá nhân.

"Đó là một câu chuyện hoàn toàn khác nếu bạn yêu cầu một phụ nữ trẻ làm việc trong ngành thức ăn nhanh yêu cầu người quản lý cho cô ấy không gian để hút sữa, vì có lẽ không gian rộng rãi duy nhất là văn phòng của quản lý. Điều đó không khả thi", cô nói.

Trong những tình huống như thế này, sữa công thức có thể là lựa chọn khả thi duy nhất, ngay cả khi người mẹ vẫn muốn cho con bú mẹ hoàn toàn.

Quốc Thiên (theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h