Tấm bản đồ huyền thoại
Trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (đường Điện Biên Phủ, Hà Nội) hiện đang trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu ghi dấu chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong đó, tiêu biểu là tấm bản đồ mang tên “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh”- được công nhận là bảo vật quốc gia.
(NBCL) Trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (đường Điện Biên Phủ, Hà Nội) hiện đang trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu ghi dấu chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong đó, tiêu biểu là tấm bản đồ mang tên “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh”- được công nhận là bảo vật quốc gia.
Thể hiện rõ 5 hướngTheo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thì tấm bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh” được Phòng Tác chiến, thuộc Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giao cho đồng chí Nguyễn Thới Bưng và Vũ Long chỉ đạo gấp rút làm trong 6 ngày (từ ngày 15/4- 21/4/1975, tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đóng tại Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Tây Ninh (nay là tỉnh Bình Phước). Thiếu tướng Hoàng Dũng, từng là thư ký quân sự của Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu cho hay các cán bộ tác chiến của Bộ tư lệnh chiến dịch bắt tay thực hiện tấm bản đồ “gấp rút làm ngày đêm, vừa nghiên cứu vừa thể hiện trên bản đồ. Khó khăn nhất là phải vẽ cho chuẩn xác các hướng tiến công, lực lượng tiến đánh đến đâu, qua những vị trí nào. Chỉ cần vẽ quá một ly trên bản đồ là sai lệch cả chục km ở ngoài thực tế”.Theo hồ sơ hiện vật lưu tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thì trước khi chiến dịch diễn ra, bản đồ này có tên khác là “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định”. Nhưng sau đó, được đổi tên thành “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh”.Ngày 22/4/1975, Bộ chỉ huy chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng kế hoạch chính thức của chiến dịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng ký lên bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh. Bản đồ hình chữ nhật , can 12 mảnh; phía
trên có chữ viết: “Làm tại Chỉ huy sở, ngày 22/4/1975” và chữ ký của đồng chí Phạm Hùng ký tên là Bảy và chữ ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đây là bản đồ quyết tâm duy nhất có chữ ký của Tư lệnh và Chính ủy chiến dịch.Bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh” thể hiện rất rõ 5 hướng tiến công Sài Gòn, Gia Định bằng 5 mũi khác nhau, huy động lực lượng của 5 quân đoàn (4 quân đoàn Chính quy và Đoàn 232 tương đương cấp Quân đoàn). 5 hướng tiến công được cụ thể hóa như sau: Hướng Bắc do Quân đoàn 1 đảm nhiệm. Thiếu tướng Nguyễn Hòa làm Tư lệnh, Thiếu tướng Hoàng Minh Thi làm Chính ủy nhận nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Phú Lợi, tiêu diệt Sư đoàn 5 Ngụy, tiếp đến đánh chiếm Bộ tổng Tham mưu Ngụy. Hướng Đông Nam, Quân đoàn 2 đảm nhiệm do thiếu tướng Nguyễn Hữu An và Lê Linh chỉ huy, nhận nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Bà Rịa, Nước Trong, Long Bình, chặn đường rút lui của địch trên sông Lòng Tàu, sau đó kết hợp với Quân đoàn 4 đánh vào Dinh Độc Lập. Hướng Tây Bắc, thiếu tướng Vũ Lăng và Đại tá Đặng Vũ Hiệp chỉ huy Quân đoàn 3 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn số 25 của Ngụy, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và phối hợp với Quân đoàn 1 đánh vào Bộ Tổng tham mưu Ngụy. Hướng Đông, Thiếu tướng Hoàng Cầm và Hoàng Thế Thiện chỉ huy Quân đoàn 4 tiêu diệt sở chỉ huy Quân đoàn 3vàSưđoàn18NgụyởBiên Hòa, sau đó thọc sâu vào Nội thành đánh chiếm Dinh Độc Lập. Hướng Tây Nam do Trung tướng Lê Đức Anh, Thiếu tướng
Lê Văn Tưởng chỉ huy Đoàn 232 (tương đương 1 quân đoàn) tiêu diệt Sư đoàn số 25 Ngụy, chia cắt đường số 4, sau đó đánh chiếm Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát Ngụy. Ở các khu vực khác ven thành phố, lực lượng Đặc công và vũ trang tại chỗ đánh vào các cầu quan trọng, dẫn đường lực lượng khác của ta tấn công Sài Gòn, Gia Định.
Bảo vật quốc gia
Chuyện kể rằng, tấm bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh” được cố Đại tướng Văn Tiến Dũng rất quý, luôn mang theo trong chiếc cặp đựng tài liệu. Đại tá Trần Đức Báu, nguyên thư ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng cho hay: “Đại tướng luôn dặn tôi phải giữ cẩn thậnvìđâylàtấmbảnđồcó chữkýcủaanhấyvàanhBảy (bí danh của ông Phạm Hùng) cùng bộ chỉ huy chiến dịch. Nó có ý nghĩa lịch sử quan trọng, cần được bảo lưu lâu dài”. Tính đến năm 1990, tấm bản đồ đã theo bên mình vị Tư lệnh của chiến dịch, Đại tướng Văn Tiến Dũng 15 năm, được coi trọng, giữ gìn như một báu vật.
Năm 1990, nhân kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã tặng tấm bản đồ này cho Bảo tàng Quân đội, nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để trưng bày.
Ngày 10/3/2014, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Tổng cục Chính trị) tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận máy bay MiG 21 số hiệu 4.324 và bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh là bảo vật quốc gia.❏
Nguyễn Thành