Tâm dịch COVID-19 đã chuyển về châu Á

Thứ năm, 13/05/2021 06:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, tâm dịch COVID-19 đã chuyển về châu Á, với điểm nóng nhất là Ấn Độ, khi nước này đã ghi nhận trên 23,7 triệu ca nhiễm, trong đó trên 258.300 ca tử vong.

Một khu vực hỏa táng các bệnh nhân tử vong do COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX

Một khu vực hỏa táng các bệnh nhân tử vong do COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 13/5 (giờ Việt Nam), trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 715.585 trường hợp mắc COVID-19 và 13.017 ca tử vong.

Tổng số ca bệnh COVID-19 trên toàn cầu đến sáng 13/5 là 161.041.659 ca, trong đó đã ghi nhận 3.343.934 người tử vong.

Ngày 12/5, thế giới có tới 115 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia, vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch này.

Hiện nay tâm dịch COVID-19 đang chuyển về châu Á, với điểm nóng nhất là Ấn Độ, khi nước này đã ghi nhận trên 23,7 triệu ca nhiễm, trong đó trên 258.300 ca tử vong. Theo số liệu thống kê chính thức từ Bộ Y tế Ấn Độ, chỉ tính riêng trong 24 giờ qua, nước này có trên 4.100 người tử vong, nhiều nhất từ đầu dịch đến nay.

Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc ứng phó với dịch, bác sĩ Balram Bhargava cho rằng các tỉnh có số lượng lớn ca nhiễm COVID-19 cần được duy trì phong tỏa thêm 6-8 tuần nữa nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch. Ông Bhargava cho rằng các biện pháp hạn chế cần được duy trì tại tất các địa phương có tỷ lệ lây nhiễm hơn 10% số ca xét nghiệm.

Hiện nay, tại 3/4 trong số các tỉnh ở Ấn Độ, trong đó có các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai và trung tâm công nghệ Bengaluru, tỷ lệ này đều đã cao hơn 10%. Ông Bhargava cũng cho biết Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thay đổi chiến lược xét nghiệm SARS-CoV-2 và tập trung vào phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RAT) để có kết quả nhanh hơn và qua đó cách ly người bệnh sớm hơn. Các trạm RAT sẽ được thiết lập trong các trường học, trung tâm cộng đồng và khu dân cư.

Tại Đông Bắc Á, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo số bệnh nhân có triệu chứng bệnh nghiêm trọng do mắc COVID-19 hiện ở mức cao nhất là 1.189 ca, cao hơn 13 ca so với một ngày trước đó. Số liệu mới nhất trên bao gồm những bệnh nhân mắc bệnh nặng phải nhập viện và cần sự hỗ trợ của máy thở hay các máy trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).

Con số bệnh nhân nặng như vậy đã tăng hơn gấp 3 lần trong tháng qua. Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 6 tỉnh, thành gồm thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây, gồm Osaka, Kyoto và Hyogo cùng với Aichi và Fukuoka. Tình trạng khẩn cấp lần này sẽ có hiệu lực tới ngày 31/5.

Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét dự thảo thay đổi cách thức giãn cách xã hội sẽ áp dụng vào tháng 7 tới, theo đó sẽ điều chỉnh một cách linh hoạt các biện pháp hạn chế kinh doanh, giới hạn số người khi tụ tập riêng nếu số ca nhiễm mới duy trì ở ngưỡng dưới 500 ca/ngày.

Hiện số ca mắc mới ở nước này đang có chiều hướng giảm, hệ số lây nhiễm cũng đang giảm trong 4 tuần liên tiếp. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là có tới 35% số ca bệnh mới không rõ nguồn lây và số ca nhiễm biến thể mới có xu hướng gia tăng, đặc biệt, tiếp sau vụ lây nhiễm tập thể liên quan tới lao động người nước ngoài ở tỉnh Gangwon, số ca nhiễm mới cũng đang có chiều hướng tăng vọt ở khu vực đảo Jeju.

Tại châu Âu, Pháp vẫn đứng đầu với hơn 5,8 triệu ca nhiễm, tiếp theo là Nga với hơn 4,9 triệu ca trong khi các nước Anh, Italy đều đã có hơn 4,1 triệu ca. Xét về số ca tử vong, Anh ghi nhận nhiều nhất (127.640 ca) tiếp đến là Italy với 123.282 ca và Nga với 114.331 ca.

Khu vực Bắc Mỹ đã ghi nhận 38.999.218 ca nhiễm và khu vực Nam Mỹ có 26.252.017 triệu ca. Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm (hơn 33,55 triệu ca) và tử vong (597.719 ca). Brazil đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 428.034  ca, nhiều gấp đôi Ấn Độ, nhưng số ca nhiễm chỉ bằng 2/3 của Ấn Độ, ở mức hơn 15,2 triệu ca. Colombia và Argentina đều đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm. Mexico đã có 2,3 triệu ca trong khi Canada, Peru và Chile đều có hơn 1 triệu ca.

Khu vực châu Phi hiện ít bị ảnh hưởng hơn so với các nơi khác, song tình hình được cảnh báo sẽ có thể xấu đi vì thiếu vaccine ngừa COVID-19. Đến nay châu lục này ghi nhận tổng cộng hơn 4,6 triệu ca nhiễm. Trong đó, riêng Nam Phi đã có 1,599.272 ca nhiễm, tiếp đến là Maroc với trên 500.000 ca.

T.Toàn

Tin khác

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

(CLO) Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, ngành.

Sức khỏe