Tạm dừng thi công dự án tỷ đô do đảo chính tại Myanmar

Thứ tư, 03/02/2021 16:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng loạt các công ty nước ngoài tại Myanmar đã buộc phải tạm dừng hoạt động do cuộc đảo chính hôm 1/2. Đặc biệt, công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan, Amata, đã thông báo ngừng thi công dự án tỷ USD.

Các xe cảnh sát và quân đội xếp hàng gần tòa thị chính Yangon – thành phố lớn nhất Myanmar sáng 1/2. Ảnh: Nikkei

Các xe cảnh sát và quân đội xếp hàng gần tòa thị chính Yangon – thành phố lớn nhất Myanmar sáng 1/2. Ảnh: Nikkei

Theo Nikkei Asian Review, công ty bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan – Amata - đã ngừng thi công dự án trị giá 1 tỷ USD tai Myanmar do những lo ngại về cuộc đảo chính của quân đội Myanmar có thể dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế.

Dự án tỷ USD của Amata tại Myanmar là một khu tổ hợp công nghiệp rộng hơn 8 triệu m2, nằm ở ngoại ô thành phố Yangon và được khởi công hồi tháng 12 năm ngoái. Động  thái cho ngừng thi công của Amata cho thấy những tác động nghiêm trọng của vụ chính biến hôm 1/2 của quân đội Myanmar.

“Chúng tôi cùng với các đối tác lo ngại rằng phương Tây sẽ thực hiện tẩy chay thương mại. Nguy cơ xảy ra là rất cao, đặc biệt như Mỹ và Liên minh châu Âu”, Giám đốc tiếp thị Amata – Viboon Kromadit chia sẻ với Nikkei.

Vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài kinh doanh tại quốc gia này chấn động. Ảnh: AFP.

Vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài kinh doanh tại quốc gia này chấn động. Ảnh: AFP.

"Chờ đợi và quan sát”

Dự án khu tổ hợp công nghiệp trị giá 1 tỷ USD của Amata tại Myanmar bị tạm dừng do đảo chính. Ảnh: Getty

Ông Kromadit nhấn mạnh nếu việc tẩy chay thương mại xảy ra cùng với các lệnh trừng phạt, các nhà đầu tư mới vào thị trường Myanmar “chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề”.

“Đại dịch Covid-19 đã gây nên nhiều ảnh hưởng cho công ty chúng tôi. Và giờ là cuộc đảo chính. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi không thể làm gì nhiều, do đó, các nhà đầu tư phải chờ đợi và quan sát”, vị giám đốc nhấn mạnh.

Theo báo cáo trước đó do Amata công bố, đã có khoảng 20 công ty, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, đang đàm phán mua đất trong khu tổ hợp công nghiệp của họ để xây dựng cơ sở sản xuất. Tính đến nay, công ty đã chi hơn 140 triệu baht (4,7 triệu USD) cho giai đoạn xây dựng đầu tiên.

Theo Nikkei, một số công ty đa quốc gia khác tại Myanmar cũng tạm ngừng hoạt động do cuộc đảo chính. Cùng với đó, thị trường chứng khoán địa phương bị gián đoạn. Vào hôm 2/2, Suzuki Motor, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Myanmar về doanh số bán xe mới, đã tạm ngừng hoạt động tại hai nhà máy do lo ngại về cuộc đảo chính.

Hãng sản xuất ô tô Nhật Bản hiện đang có khoảng 400 nhân viên tại Myanmar. Đại diện phía công ty khẳng định hoạt động sản xuất sẽ chỉ được nối lại một khi đảm bảo được sự an toàn cho công nhân và nhà máy.

“Tình hình đang thay đổi nhanh chóng, vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định mới mỗi ngày”, đại diện hãng Suzuki giải thích.

Hiện, Suzuki Motor đang đứng đầu khi kiểm soát 60% thị trường xe hơi tại Myanmar, tiếp đến là hai nhà sản xuất Nhật Bản khác là Toyota Motor và Nissan Motor. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ô tô Myanmar, rong năm 2019, doanh số bán ô tô mới tại Myanmar đạt 21.916 chiếc, tăng 25% so với năm 2018.

Trong hơn 30 năm trở về đây, Suzuki đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi tại Myanmar. Hãng sản xuất xe máy và ô tô đã thông qua liên doanh với cơ quan Công nghiệp Xe hơi và Động cơ Diesel Myanmar thuộc Bộ Công nghiệp kể từ năm 1999.

Vào năm 2013, hãng này cũng được phép thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn tại Myanmar. Hiện Suzuki đang sản xuất 4 mẫu xe tại hai nhà ở thị trấn Nam Dagon Yangon và Đặc khu kinh tế Thilawa.                                                                                                                                                  Hương Vũ

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

(CLO) Văn phòng UBND TP HCM đã có Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp nghe báo cáo chuyên đề về nhà ở xã hội (NOXH).

Bất động sản
Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

(CLO) Trầm lắng từ giai đoạn 2022 cho tới hiện nay, thị trường Khánh Hòa chưa ghi nhận được tín hiệu tích cực nào báo hiệu sự khởi sắc trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn được nhận định là một thị trường đầu tư bất động sản tiềm năng

Bất động sản
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

(CLO) Vinhomes tiếp tục nỗ lực mang đến cho cư dân "một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh" với những hệ thống tiện ích vượt trội tại Ocean City.

Bất động sản