80 năm ngày Bác Hồ về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 - 28/1/2021):

Tầm nhìn chiến lược của vị Lãnh tụ và bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam

Thứ năm, 28/01/2021 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào ngày này tròn 80 năm trước, cách mạng Việt Nam đón nhận một sự kiện đặc biệt: Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ mùa xuân ấy, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo đã chuyển sang một thời kỳ mới.

Bác Hồ về Pác Bó, Cao Bằng (ngày 28-1-1941). Tranh: Trịnh Phòng

Bác Hồ về Pác Bó, Cao Bằng (ngày 28-1-1941). Tranh: Trịnh Phòng

Sự kiện đặc biệt trong mùa xuân đặc biệt

Trong nhìn nhận của nhiều sử gia, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau quãng thời gian dài đằng đẵng tận 30 năm hoạt động ở nước ngoài là một sự kiện đặc biệt. Ra đi, khi còn là một chàng trai trẻ tràn đầy lòng yêu nước nồng nàn và ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm ra cho bằng được con đường cứu nước cho đồng bào mình, dân tộc mình, để rồi trở về, khi đã chớm tuổi trung niên, âu cũng là sự hiếm có trên chính trường thế giới.

Và cũng theo nhìn nhận của nhiều sử gia, mùa xuân Tân Tỵ 1941, mùa xuân chứng kiến sự trở về của con người mang tên Nguyễn Ái Quốc ấy là một mùa xuân đặc biệt, đặc biệt trong chính cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và của cả dân tộc Việt Nam. 

Đặc biệt với dân tộc Việt Nam bởi trước khi có cuộc trở về ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ (28/01/1941), cách mạng Việt Nam đã trải qua những tháng ngày chống chếnh. Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Để tránh nguy cơ cuộc chiến trực diện với phát xít Nhật, ngày 27/9/1940, Hiệp định Pháp - Nhật được ký kết tại Hà Nội, với nội dung: Pháp vẫn được tiếp tục cai trị Đông Dương. Nhân dân ta từ thời điểm đó rơi vào thảm cảnh một cổ hai tròng, bị khủng bố, đàn áp, bóc lột nặng nề. Tình hình bức thiết ở trong nước đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền đặt ra yêu cầu cần sự có mặt của vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam ở trong nước để lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt bởi đó là mùa xuân đầu tiên Người được trở về đất mẹ sau đằng đẵng 3 thập kỷ bôn ba khắp đất khách quên người, với biết bao cuộc trường chinh qua các đại dương và lục địa, với biết bao đổi thay, chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng để tìm ra cho được con đường cứu nước cho dân tộc. Cũng phải nói ngay rằng để có được ngày trở về ấy, là bao khó khăn, trắc trở, gian nan mà Người và các đồng chí của mình phải vượt nguy hiểm để vượt qua. Trước đó, theo biên niên sử Hồ Chí Minh, từ ngày 11-11-1924, Bác Hồ từ Mát-xcơ-va (Nga) về tới Quảng Châu (Trung Quốc) lần đầu. Khoảng thời gian 1925-1927, Người mở lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên yêu nước từ trong nước tới đây với giáo trình là sách “Đường kách mệnh” và thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam). Do Sở Mật thám Anh truy lùng, Bác phải trở lại Nga. Ngày 25-4-1928, Người được Quốc tế cộng sản cử trở về Đông Dương theo nguyện vọng. Người tới Thái Lan ở một thời gian rồi về lại Hồng Kông (Trung Quốc) tiến hành thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930. Năm 1931, Người trở lại Mát-xcơ-va và năm 1938 về lại Quảng Châu. Và phải đến gần 10 năm sau, khi gặp các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp ở Côn Minh từ Việt Nam sang,  Bác cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tổ chức lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị gần một tháng rồi cùng các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp và Hoàng Văn Lộc lên đường về nước.

Chuyện kể rằng, ngày 28/1/1941, khi vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó (xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng), Bác dừng lại cúi đọc những dòng chữ khắc sâu trên đá rồi đứng lặng hồi lâu hướng tầm mắt nhìn về phía dải đất Tổ quốc điệp trùng. Như miêu tả của tác giả T.Lan trong tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện”: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”.

"Tại sao Pác Bó?", "Tại sao 1941?" hay Tầm nhìn chiến lược của vị Lãnh tụ

Tại sao Pác Bó? Tại sao Cao Bằng? Tại sao lại là thời điểm năm 1941? Đó là những câu hỏi đã được giới quan sát, truyền thông đặt ra khi nhìn lại sự kiện 28/1/1941. Và theo nhìn nhận, nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu, các sử gia, thời gian và địa điểm Bác Hồ chọn về nước, bước qua cột mốc biên giới 108 không phải là ngẫu nhiên. 

Thời điểm này, Chiến tranh Thế giới thứ 2 diễn ra ngày càng ác liệt. Tháng 6/1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ Pháp phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Ở Đông Dương, tháng 9/1940, quân đội Nhật kéo vào nước ta. Đất nước ta, nhân dân ta trong tình thế “một cổ hai tròng”, mẫu thuẫn dân tộc ngày càng diễn ra gay gắt. Cách mạng trong nước lúc này cần lắm một lãnh tụ để lãnh đạo, tìm cách khôi phục tổ chức Đảng.

Nhận thức rất rõ tình hình ấy, ngày 20/6/1940, khi được tin Paris bị quân phát xít Đức chiếm, Bác liền triệu tập một cuộc họp Ban Hải ngoại của Đảng, phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Đó là nguyên cớ để có ngày trở về 28/1/1941. 

Còn tại sao lại là Pắc Bó, Cao Bằng mà không phải là những vùng căn cứ địa cách mạng khác? Sau những lần tìm các cứ liệu lịch sử, nhiều nhà phân tích đã cùng đồng nhất một lý giả, rằng việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Pác Bó - Hà Quảng, chọn Cao Bằng để về nước hoạt động và xây dựng căn cứ địa cách mạng là một sự tính toán kỹ lưỡng liên quan tới triển vọng của phong trào cách mạng cả nước hay nói cách khác, đó thực sự là tầm nhìn chiến lược. Lúc đầu, Người dự kiến về nước theo một hướng khác, nhưng qua nghiên cứu kỹ truyền thống lịch sử, phong trào cách mạng và địa thế của Cao Bằng, với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Người nhận thấy Cao Bằng là nơi hội tụ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để xây dựng căn cứ địa cách mạng của cả nước. “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”- từ tháng 10/1940, khi còn ở nước ngoài đang trên đường trở về Tổ quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định. 

Bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam

Từ tầm nhìn chiến lược ấy của vị lãnh tụ thiên tài, cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng có những biến chuyển to lớn. Với việc Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện về tổ chức, vận động, chuẩn bị thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), về chương trình, điều lệ của Việt Minh, thong trào Việt Minh từ đó đã thâm nhập vào từng chòm xóm, bản làng. Các tổ chức cứu quốc phát triển nhanh, mạnh. Tháng 11/1941, Người chỉ đạo thành lập đội vũ trang cách mạng đầu tiên ở Cao Bằng. Tháng 12/1944, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay).

Tuy nhiên, đánh dấu bước chuyển chiến lược của cách mạng Việt Nam là việc từ ngày 10 - 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lán Khuổi Nặm. Hội nghị xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương. Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế và Đông Dương; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, Hội nghị khẳng định: "Cần phải thay đổi chiến lược. Sự thay đổi về kinh tế, chính trị Đông Dương, sự thay đổi thái độ, lực lượng các giai cấp Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi chính sách cách mạng ở Đông Dương cho hợp với nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân Đông Dương, cho hợp với tình hình thay đổi". Cũng từ Hội nghị, Người và Trung ương Đảng quyết định thay đổi chiến lược và sách lược cách mạng: Tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Vì thế, Hội nghị xác định rõ cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng" và đó là cuộc "cách mạng dân tộc giải phóng” để nhằm "giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của Pháp - Nhật". Hội nghị nhấn mạnh: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".

Hội nghị lần thứ VIII đã quyết định chính sách mới của Đảng, đặt nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết của toàn dân. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt và Việt Minh) “nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, phong trào cách mạng Cao Bằng như diều gặp gió, lên rất nhanh ở các địa phương, nhiều cơ sở cách mạng nảy nở, hình thành và ngày càng trở nên vững chắc. Tại Khuổi Nậm, ngày 6/6/ 1941, trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết” và Người kêu gọi “Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”. 

Từ tâm thế ấy, từ những chủ trương đúng đắn ấy, cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Miinh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, giành chính quyền trong cả nước, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đi qua hai cuộc kháng chiến thành công để rồi có cuộc tổng tiến công nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và để hôm nay, đất nước có được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 35 năm đổi mới.

Hà Nguyễn

Tin mới

Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất

Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Tin tức
Truyền thông nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

Truyền thông nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.

Công tác hội
Quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn

Quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Tin tức
Gần 20 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam 2024

Gần 20 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam 2024

(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước. 

Giải trí
Trao giải thưởng tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội

Trao giải thưởng tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội

(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.

Nghề báo
Ngành du lịch đặt mục tiêu xây dựng 10 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu

Ngành du lịch đặt mục tiêu xây dựng 10 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu

(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Du lịch
Báo Tiền Phong làm việc với Sở Thông tin & Truyền thông Lào Cai

Báo Tiền Phong làm việc với Sở Thông tin & Truyền thông Lào Cai

(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).

Nghề báo
Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến ở quy mô quốc gia về an toàn thông tin

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến ở quy mô quốc gia về an toàn thông tin

(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.

Nghề báo
Thị trường lao động có sự thay đổi mới với AI đóng vai trò chính

Thị trường lao động có sự thay đổi mới với AI đóng vai trò chính

(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.

Sức sống số
Lâm Đồng tạm ngưng hoạt động leo núi tại Lang Biang

Lâm Đồng tạm ngưng hoạt động leo núi tại Lang Biang

(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.

Du lịch
Đầu tháng 11, miền Trung được dự báo có mưa lớn diện rộng

Đầu tháng 11, miền Trung được dự báo có mưa lớn diện rộng

(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.

Đời sống
Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân

Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân

(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.

Nghề báo
QatarEnergy cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam

QatarEnergy cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…

Tin tức
Các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh lịch khai thác vì bão Kong-rey

Các hãng hàng không Việt Nam phải điều chỉnh lịch khai thác vì bão Kong-rey

(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.

Giao thông
Không đến viện mà tìm thầy lang để “cào dại', bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó hoang cắn

Không đến viện mà tìm thầy lang để “cào dại", bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó hoang cắn

(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.

Sức khỏe
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm trong biên tập ảnh báo chí

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm trong biên tập ảnh báo chí

(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.

Công tác hội
Bình Luận

Tin khác

Lễ hội pháo hoa Diwali ở Ấn Độ gây tranh cãi vì ô nhiễm không khí

Lễ hội pháo hoa Diwali ở Ấn Độ gây tranh cãi vì ô nhiễm không khí

(CLO) Trong khi Ấn Độ đang chuẩn bị cho lễ hội ánh sáng Diwali của người Hindu, tranh cãi lại xuất hiện, vì điều này khiến tình trạng ô nhiễm không khí của đất nước trầm trọng hơn.

Thế giới 24h
Tên lửa nhiên liệu rắn là gì và tại sao Triều Tiên lại phát triển chúng?

Tên lửa nhiên liệu rắn là gì và tại sao Triều Tiên lại phát triển chúng?

(CLO) Triều Tiên tuyên bố đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày 31/10, động thái mà các quan chức Hàn Quốc cho biết có thể liên quan đến việc phát triển động cơ tên lửa nhiên liệu rắn mới.

Thế giới 24h
Bầu cử Mỹ còn 5 ngày: Đồ họa và thông tin giải thích đơn giản về cuộc đua vào Nhà Trắng

Bầu cử Mỹ còn 5 ngày: Đồ họa và thông tin giải thích đơn giản về cuộc đua vào Nhà Trắng

(CLO) Ngày bầu cử ở Mỹ chỉ còn chưa đầy một tuần nữa. Dưới đây là những thông tin và đồ họa giải thích đơn giản về cuộc bỏ phiếu Tổng thống Mỹ năm 2024.

Thế giới 24h
Thủ tướng Lebanon cho biết có thể đồng ý ngừng bắn với Israel trong vài ngày tới

Thủ tướng Lebanon cho biết có thể đồng ý ngừng bắn với Israel trong vài ngày tới

(CLO) Thủ tướng Lebanon bày tỏ hy vọng hôm thứ Tư rằng một thỏa thuận ngừng bắn với Israel sẽ được công bố trong vài ngày tới, sau khi đài truyền hình Israel Kan đăng tải dự thảo thỏa thuận về lệnh ngừng bắn trong 60 ngày.

Thế giới 24h
Phần lớn thẩm phán Tòa án Tối cao Mexico từ chức sau cải cách tư pháp

Phần lớn thẩm phán Tòa án Tối cao Mexico từ chức sau cải cách tư pháp

(CLO) Có tới 8 trong số 11 thẩm phán của Tòa án Tối cao Mexico đã từ chức và từ chối tham gia cuộc bầu cử cho tòa án dự kiến tổ chức vào tháng 6 năm sau, theo thông báo của tòa án này hôm thứ Tư.

Thế giới 24h
Bầu cử Mỹ 2024: Các bang chiến trường đối phó với thuyết âm mưu và bạo lực

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang chiến trường đối phó với thuyết âm mưu và bạo lực

(CLO) Khi chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các quan chức tại những bang chiến trường quan trọng đang chuẩn bị đối phó với thông tin sai lệch, thuyết âm mưu, các mối đe dọa và khả năng xảy ra bạo lực.

Thế giới 24h
Tranh cãi gay gắt giữa các bên ở Liên hợp quốc về vấn đề binh lính Triều Tiên

Tranh cãi gay gắt giữa các bên ở Liên hợp quốc về vấn đề binh lính Triều Tiên

(CLO) Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gần đây, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã đặt câu hỏi vì sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên không thể giúp Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây cho rằng họ có quyền hỗ trợ Kiev.

Thế giới 24h
Lùm xùm vụ 'rác thải' trong bầu cử Mỹ: Ông Trump vào vai lao công, bà Harris cố tránh xa

Lùm xùm vụ 'rác thải' trong bầu cử Mỹ: Ông Trump vào vai lao công, bà Harris cố tránh xa

(CLO) Ông Donald Trump hôm thứ Tư đã bước xuống chiếc Boeing 757 mang tên ông và sau đó bất ngờ trèo lên ghế hành khách của một chiếc xe chở rác màu trắng cũng mang tên ông. Vụ lùm xùm liên quan đến các phát biểu về "rác thải" đang rất "nóng" trong cuộc bầu cử Mỹ.

Thế giới 24h
Những thách thức cho Nhật Bản sau thất bại lịch sử của đảng cầm quyền

Những thách thức cho Nhật Bản sau thất bại lịch sử của đảng cầm quyền

(CLO) Lần đầu tiên kể từ năm 2009, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền mất đa số trong Hạ viện Nhật Bản sau thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử ngày 27/10. Thất bại khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và tình hình chính trị Nhật Bản sẽ khó tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) chuẩn bị ứng phó với siêu bão Kong-rey, lớn nhất trong 30 năm

Đài Loan (Trung Quốc) chuẩn bị ứng phó với siêu bão Kong-rey, lớn nhất trong 30 năm

(CLO) Đài Loan (Trung Quốc) đã đóng cửa khi siêu bão Kong-rey chiều nay (31/10) sẽ đổ bộ vào nước này, với tất cả các thành phố và quận huyện tuyên bố nghỉ làm, thị trường tài chính dừng hoạt động và các chuyến bay bị hủy.

Thế giới 24h