(CLO) Các chuyên gia cho biết trong nhiều tháng qua, tảng băng trôi khổng lồ này đã “dừng chân” ở Nam Đại Dương, và nó có thể sẽ tiếp tục bị mắc kẹt trong vòng xoáy nước một thời gian dài.
Một hiện tượng kỳ lạ
Là tảng băng trôi lớn nhất thế giới, A23a được các nhà khoa học rất quan tâm, họ đã theo dõi khối băng này kể từ khi nó tách ra khỏi thềm băng Filchner-Ronne ở Nam Cực vào năm 1986.
Hiện tại, “số phận” của tảng băng trôi này vẫn còn là một dấu hỏi vì nó vẫn đang mắc kẹt trong tình huống hiếm gặp mà các nhà khoa học cho là chưa từng có. Tiến sĩ Les Watling, ông là giáo sư danh dự ngành khoa học đời sống của Đại học Hawaii ở Manoa, đã viết trong email: “Theo những gì chúng tôi biết thì điều này chưa từng xảy ra trước đây”.
Tảng băng có diện tích khoảng 3.672 km2 - rộng gấp đôi thành phố London - trôi qua núi ngầm và mắc kẹt trong một hiện tượng được gọi là cột Taylor, một dòng xoáy nước do dòng hải lưu va vào núi ngầm. Theo Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Vương quốc Anh, tảng băng hiện đang quay khoảng 15 độ mỗi ngày theo chuyển động hình trụ phía trên núi ngầm.
Các chuyên gia cho biết tảng băng trôi đang dần tan chảy nhưng sẽ không ảnh hưởng đến mực nước biển mà thay vào đó cho ta biết thêm về vòng đời cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu đang tác động đến các dải băng ở Nam Cực như thế nào.
Tại sao tảng băng trôi khổng lồ đang "quay tròn"?
Khi khối băng trôi ban đầu tách khỏi thềm băng vào những năm 80, nó đã trôi được không xa trước khi kẹt lại ở biển Weddell. Sau hơn ba thập kỷ, vào năm 2020, nó đã bắt đầu trôi về phía hệ thống dòng hải lưu lớn nhất thế giới - dòng hải lưu vòng Nam Cực. Nhưng khi đến dòng hải lưu vào mùa xuân, thay vì tới được Nam Đại Tây Dương, hành trình của nó đã dừng lại một lần nữa.
Khối băng đang quay chậm trên một ngọn núi ngầm có tên là Pirie Bank Seamount, cao khoảng 1.000 mét. Tảng băng trôi có kích thước khoảng 61 x 59 km, nhỏ hơn ngọn núi một chút và “nằm ở vị trí thích hợp về kích thước, nơi nó bị giữ lại bởi cột Taylor nhưng không nhô ra quá nhiều. Vì vậy, nó không dễ bị đẩy đi”, tiến sĩ Alexander Brearley, một nhà hải dương học vật lý thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Vương quốc Anh cho biết.
Viện nghiên cứu đã nhận thấy sự quay vòng kỳ lạ từ hình ảnh vệ tinh, cho thấy tảng băng trôi mắc kẹt ở một điểm gần Quần đảo Nam Orkney. Vì quay rất chậm nên ta không thể nhận ra.
Brearley cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu các cột Taylor này trước đây, không phải chỉ để nghiên cứu các tảng băng trôi, mà vì chúng thực sự là những hiện tượng hải dương học thú vị và có ý nghĩa quan trọng đối với sự lưu thông của đại dương".
Trong khi đó, tiến sĩ Watling cho biết các điều kiện của cột Taylor phải "vừa đủ" để giữ được tảng băng trôi khổng lồ. Ông giải thích: “Nhìn chung, các cột Taylor được hình thành khi có sự cân bằng giữa dòng nước chuyển động với kích thước và hình dạng của núi ngầm... Nếu dòng nước chuyển động quá nhanh, các dòng xoáy sẽ chảy về hạ lưu của núi ngầm. Nếu dòng nước chuyển động không đủ nhanh, thì dòng nước sẽ chảy vòng quanh”.
Tảng băng trôi khổng lồ có phải là mối nguy hiểm?
Chừng nào tảng băng trôi vẫn còn bị mắc kẹt, nó sẽ tan chảy chậm hơn so với khi tiếp tục trôi. Brearley cho biết bất kể băng tan ở đâu, nó cũng sẽ không làm ảnh hưởng mực nước biển.
Ông nói rằng sự hình thành các thềm băng dọc theo bờ biển Nam Cực cũng là một phần tự nhiên trên Trái đất và không có gì khẩn cấp đối với bất kỳ tảng băng trôi riêng lẻ nào.
Nhưng điều đáng lo ngại ở đây là các thềm bang ở Tây Nam Cực ngày càng mỏng đi trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu, điều này có thể gây ra nhiều tảng băng trôi hơn và dẫn đến băng trên cạn tan nhanh hơn, do đó làm mực nước biển dâng cao.
Brearley cho biết "Tôi nghĩ chúng ta không nên quá lo lắng về việc này. Nhưng nói chung, chúng ta nên quan tâm về các tảng băng trôi - hiểu về số lượng, nguồn gốc, ý nghĩa của băng trên cạn và sự ổn định của chúng trong tương lai".
Chu kỳ này sẽ kéo dài bao lâu?
Trong khi các nhà nghiên cứu không biết tảng băng sẽ quay vòng trong bao lâu, Brearley đã chỉ ra trong một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2015, các nhà nghiên cứu Khảo sát Nam Cực của Vương quốc Anh đã tìm thấy một chiếc phao định hình, một công cụ dùng để đo bề mặt, đã nằm trong cột Taylor suốt 4 năm. Phao có kích thước bằng con người nên các nhà nghiên cứu không nghĩ rằng tảng băng trôi sẽ nằm trong cột lâu như vậy.
“Có thể là sự kết hợp giữa các biến đổi của gió, dòng chảy và hình dạng chính xác của khối băng sẽ khiến nó di chuyển ra khỏi cột Taylor. Nhưng chúng tôi khá ngạc nhiên khi nó tồn tại lâu như vậy. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chờ xem,” anh ấy nói thêm.
Tiến sĩ Tony Koslow, một nhà hải dương học danh dự tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, San Diego, cho rằng do núi ngầm có kích thước lớn nên tảng băng trôi có thể sẽ tiếp tục quay trong một thời gian dài, thậm chí là nhiều năm.
Các núi ngầm được biết đến là khu vực đa dạng sinh học đại dương, vì các dòng hải lưu chảy quanh các gò đất tạo nên điều kiện lý tưởng cho các loài động vật không xương bám vào núi hay các loài khác ăn các mảnh thức ăn do dòng hải lưu cuốn trôi, theo Koslow chia sẻ với CNN trong báo cáo trước đó.
Việc tan chảy của tảng băng trôi có thể ảnh hưởng đến các điều kiện tự nhiên này, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để biết chắc chắn, theo Watling cho biết.
"Tôi cho rằng nó có thể làm giảm sự đa dạng sinh học trong cột nước nhưng tác động nhẹ đến các sinh vật biển sống ở đáy biển. Tảng băng trôi này đủ lớn để tham gia vào quá trình “sản xuất chính” như tảo cát, được tạo ra khi dòng nước giàu chất dinh dưỡng trào lên và nuôi dưỡng cho thực vật phù du. Vậy nên nếu điều đó xảy ra thì nguồn cung cấp thức ăn sẽ giảm", Watling cho biết qua email.
Ông nói thêm, "Tôi không thấy có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, điều đó thực sự tuyệt vời và một lần nữa chứng minh rằng thế giới chúng ta đang sống thú vị như thế nào".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao trẻ và chỉ mất 3 triệu năm để hình thành, một khám phá thách thức sự hiểu biết hiện tại về tốc độ hình thành hành tinh.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.